Con chán ăn, ăn kém đều được các bố mẹ cho rằng con biếng ăn. Nhưng ít bố mẹ nào hiểu rõ con đang biếng ăn sinh lý, bệnh lý hay tâm lý. Để giúp con nhanh hết biếng ăn thì phụ huynh nên dành thời gian tìm hiểu và phân biệt các loại biếng ăn. Từ đó nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất.
Khái niệm các loại biếng ăn
Tình trạng biếng ăn xuất hiện phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ giai đoạn 1 – 6 tuổi. Tuy nhiên, mỗi bé thuộc các loại biếng ăn khác nhau. Dưới đây là 3 khái niệm biếng ăn cơ bản hay gặp ở trẻ em:
Biếng ăn sinh lý: Trong các loại biếng ăn thì biếng ăn sinh lý là phổ biến nhất. Đây là loại xuất hiện khi con chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Thời điểm thay đổi này thì con thường có những rối loạn nhẹ nên tạm thời biếng ăn ngắn hạn.
Biếng ăn tâm lý: Do ảnh hưởng của tâm lý cách chăm sóc của phụ huynh tạo nên tâm lý chán ăn, sợ ăn của trẻ nhỏ.
Biếng ăn bệnh lý: Con đang gặp các vấn đề về sức khỏe như tổn thương, rối loạn dẫn đến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Trong các loại biếng ăn, đây là loại phức tạp và nguy hiểm nhất. Nhiều bé bị biếng ăn bệnh lý cần sự hỗ trợ của y tế và bác sĩ chuyên khoa.
Điểm giống nhau của các loại biếng ăn
Bố mẹ thường ít phân biệt các loại biếng ăn bởi vì chúng có những điểm chung giống nhau. Cụ thể như:
- Con thường ăn không hết khẩu phần mỗi bữa của mình
- Mỗi bữa ăn phải kéo dài trên 30 phút
- Trong bữa ăn, con thường có các biểu hiện không hợp tác như khóc, hất đổ đồ ăn, chạy trốn, nôn trớ…
- Con chỉ ăn các món con thích, không ăn các món mới
- Các chỉ số phát triển của con như chiều cao, cân nặng đều dưới mức trung bình.
Điểm khác nhau của các loại biếng ăn
Bên cạnh các điểm giống nhau thì các loại biếng ăn cũng có những điểm khác biệt rõ rệt. Bố mẹ dựa trên những điểm này để phân biệt tình trạng biếng ăn của con:
Biếng ăn sinh lý: Thời gian biếng ăn diễn ra ngắn, ở thời điểm bé chuyển giai đoạn như mọc răng, tập ăn dặm… Loại biếng ăn này bé không cần sự can thiệp của bác sĩ mà bố mẹ giúp bé tự cân bằng nhờ chế độ ăn đa dạng, đủ chất, món ăn hấp dẫn là đủ.
Biếng ăn tâm lý: Nguyên nhân chính là áp lực từ bố mẹ và môi trường như quát mắng, dọa nạt… tạo nên tâm lý sợ thức ăn, sợ bữa ăn. Khi bé gặp tình trạng này thì bố mẹ nên thay đổi cách chăm sóc con, loại bỏ các hành vi tiêu cực. Nếu bố mẹ để lâu dài thì biếng ăn tâm lý sẽ thành biếng ăn mãn tính.
Biếng ăn bệnh lý: Thường gặp khi bé bị bệnh như viêm tai, cảm cúm, viêm họng… Loại biếng ăn này cần bố mẹ can thiệp sớm để trẻ đảm bảo nguồn dinh dưỡng để phát triển và phục hồi khi bị bệnh. Trường hợp, con biếng ăn bệnh lý không được can thiệp sớm thì cơ thể sẽ bị thiếu các vi chất dẫn đến dễ mắc bệnh hơn, bệnh lâu khỏi.
Sử dụng siro ăn ngon Minion Happy cải thiện các loại biếng ăn cho con
Nếu biếng ăn sinh lý kéo dài 3 – 5 ngày thì mẹ chỉ cần thay đổi thực đơn cho con ăn các món ăn dễ ăn, mềm, dễ nhai nuốt và bé ưa thích. Sau đó thì con hoàn toàn có thể ăn uống trở lại bình thường. Trường hợp các loại biếng ăn còn lại thì bố mẹ nên sử dụng thêm siro ăn ngon Minion Happy cho con.
Siro ăn ngon Minion Happy giúp bé ăn ngon miệng, thèm ăn, hạn chế táo bón, hỗ trợ hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nhờ đó, các bé biếng ăn tâm lý kéo dài hay biếng ăn do bệnh lý sử dụng nhanh chóng thấy được hiệu quả.
Thành phần siro ăn ngon 100% tự nhiên an toàn, có các vi khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như kẽm, canxi, lysine, taurine, colostrum, vitamin nhóm B, vitamin D3…Sản phẩm siro ăn ngon Minion Happy đã được kiểm chứng lâm sàng và được hàng triệu phụ huynh tin dùng. Các bé sử dụng từ 3 – 5 ngày sẽ cải thiện được tình trạng biếng ăn của mình.
Trên đây là cách phân biệt các loại biếng ăn ở trẻ em phổ biến mà bố mẹ thường gặp. Từ những biểu hiện khác nhau mà bố mẹ sẽ áp dụng những cách chăm sóc để con ăn uống ngon miệng, phát triển toàn diện nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?