Trẻ lười ăn và ngậm lâu phải làm sao?

Trẻ lười ăn và ngậm lâu là nỗi ám ảnh của nhiều ông bố, bà mẹ. Trong khi công việc, cuộc sống của người lớn thì bận rộn phải đối mặt với con lười ăn, ngậm thức ăn lâu trong miệng khiến bố mẹ nổi cáu. Không ít bố mẹ mong mỏi tìm kiếm được một giải pháp để con ăn ngon miệng, chấm dứt tình trạng ngậm đồ ăn lâu. Thấu hiểu được suy nghĩ này của các phụ huynh, Dr. Maya chia sẻ đến các bố mẹ một vài giải pháp cho tình trạng này của các con.

Lý do trẻ lười ăn và ngậm lâu

Bé ngậm thức ăn lâu khiến nhiều bố mẹ cáu gắt khi cho con ăn

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì bố mẹ không nên để bữa ăn của con kéo dài quá 30 phút. Tuy nhiên, hàng triệu đứa trẻ đang gặp tình trạng trẻ lười ăn và ngậm lâu. Mỗi bữa ăn của bé kéo dài tới 1 tiếng đồng hồ, thậm chí lâu hơn.  Có 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ:

Bé có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, quá trình hấp thu kém

Trẻ lười ăn và ngậm lâu một phần là do hệ tiêu hoá của trẻ còn non nớt. Những năm đầu đời, bé thường gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hoá, loạn khuẩn đường ruột, ký sinh trùng giun sán, răng miệng chưa hoàn thiện… Vì những nguyên nhân này mà con ăn uống không ngon miệng, ăn vào thì nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, khó chịu… Các bé mới tập ăn dặm, bước vào giai đoạn mọc răng thường lười ăn lười nhai, ngậm lâu. 

Bé lười ăn, ngậm lâu do tâm lý

Bé lười ăn do áp lực ăn uống nhiều, bố mẹ thúc ép

Quá trình con tập ăn đi cùng với tập bò, tập đi, tập đứng rồi mọc răng, tiêm chủng… Bé thường quấy khóc, mệt mỏi. Thời gian đầu con tập ăn có thể chưa quen với việc ăn thức ăn ngoài sữa mẹ nên bé lười ăn, ngậm lâu. Bố mẹ căng thẳng nên có thúc ép, nhồi nhét, la mắng con. Dẫn đến bé bị biếng ăn tâm lý. Cứ đến giờ ăn hoặc nhìn thấy đồ ăn là con sẽ sợ hãi, ăn chậm lại.

Bé đang mắc các bệnh khác

Bên cạnh các rối loạn về tiêu hoá thì trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh lý về hô hấp, các bệnh bẩm sinh khiến con lười ăn và ngậm lâu. Cơ thể con cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, hấp thụ dinh dưỡng kém khi mắc bệnh. 

Quá trình chăm sóc của bố mẹ chưa khoa học

Trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại thường kéo dài bữa ăn vì bị phân tâm

Tuy hiện nay, các kiến thức về chăm sóc trẻ được chia sẻ khắp các nền tảng nhưng nhiều bố mẹ vẫn đang áp dụng những cách chăm sóc con thiếu khoa học. Điển hình như bố mẹ luôn cho con đi ăn rong hoặc cho con xem tivi, điện thoại khi ăn. Bé tập trung vui chơi, xem thiết bị điện tử mà quên việc nhai dẫn đến ăn chậm, ngậm lâu, không chịu ăn. Ngoài ra, gia đình không cho bé ăn đúng giờ, cho con ăn vặt, uống nước có gas nhiều.

Bên cạnh đó nhiều bố mẹ không cân đối được dinh dưỡng cho con. Bố mẹ chỉ cho con ăn thịt cá, ít bổ sung rau xanh, trái cây, vitamin… Đồng thời, con ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi là không tốt. 

Giải pháp cho tình trạng trẻ lười ăn và ngậm lâu

Đối với những trẻ lười ăn và ngậm lâu trong thời gian dài thì đòi hỏi phụ huynh phải kiên trì và đồng hành cùng con để con ăn uống ngon miệng hơn. Tuỳ vào từng nguyên nhân mà bố mẹ có thể sử dụng các giải pháp này.

Điều trị bệnh lý để con khỏe mạnh hoàn toàn

Bé mắc bệnh cần điều trị dứt điểm sớm 

Đối với các bé đang bị bệnh thì bố mẹ nên sớm điều trị dứt điểm cho con. Bởi vì trẻ mệt mỏi thì dù món ăn có ngon đến mấy thì con cũng không hứng thú. Đồng thời cơ thể con mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm kéo dài kết hợp với việc bé ăn không đủ dưỡng chất thì con khó chịu, uể oải hơn. Khi con bị ốm bố mẹ nên chọn các món ăn dễ nhai, dễ tiêu hoá như cháo, súp, canh…Ngay sau khi con khỏi bệnh, bố mẹ cần phải bổ sung dinh dưỡng và kích thích bé ăn uống trở lại.

Xây dựng chế độ ăn uống rõ ràng, khoa học

Trẻ lười ăn hay ngậm đa phần chưa tìm được món ăn ưng ý và thói quen của con. Bố mẹ dựa thể trạng và sở thích của bé để xây dựng thực đơn theo tuần cho con. Trong thực đơn cần cân đối được 4 nhóm dinh dưỡng là tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất. Tuỳ vào từng độ tuổi mà món ăn đa dạng, cách chế biến phù hợp

Hãy để mỗi bữa ăn của con là khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc

Bố mẹ không nên dọa nạt, bắt ép con ăn nhiều trong cùng 1 lúc. Thay vào đó, phụ huynh nên chia 3 bữa ăn thành các bữa nhỏ từ 5 – 7 bữa một ngày để bé lấy lại cảm giác ăn ngon. Đặc biệt, mới tập ăn dặm, trẻ lười ăn và ngậm lâu vì mới tập làm quen với ăn đồ ăn nên bố mẹ đừng quá ép con ăn nhiều ngay từ đầu. Ngoài thức ăn thì bé vẫn cần được bổ sung sữa mỗi ngày.

Lưu ý lớn cho các bố mẹ là không được hình thành thói quen vừa cho con ăn vừa đi rong hay xem điện thoại. Bé cần được ăn đúng giờ đúng cữ. Bố mẹ là tấm gương và hình thành cho con những thói quen ăn uống tốt mỗi ngày.

Sử dụng siro ăn ngon Minion Happy

Nhiều bố mẹ vì thấy con lười ăn và ngậm lâu chọn cách cho con đói lả rồi cho ăn. Nhưng thực tế khi bé đói và mệt quá thì càng không muốn ăn. Đồng thời, bé không vui chơi hay học tập được khi bị bỏ đói. Vì vậy, nếu bé quá lười ăn, không chịu ăn thì mẹ nên cho bé sử dụng siro ăn ngon Minion Happy để kích thích bản thân con thèm ăn, ăn món gì cũng thấy ngon.

Siro ăn ngon Minion Happy giúp bé ăn ngon và hấp thu tốt các dinh dưỡng

Siro ăn ngon Minion Happy có kẽm là thành phần kích thích trẻ ăn ngon, thèm ăn. Bên cạnh hương vị thơm ngon, siro ăn ngon Minion Happy còn chứa nhiều dưỡng chất như canxi, lysine, vitamin nhóm B, vitamin B3, DHA, cao diếp cá… giúp con tăng cân đều, chiều cao vượt trội, trí não phát triển. Hàng triệu bố mẹ tin dùng và nhận được hiệu quả ngay từ 5 – 10 ngày tuỳ vào thể trạng từng bé.

Trẻ lười ăn và ngậm lâu là tình trạng phổ biến. Nhiều bố mẹ cáu gắt khi con rơi vào trường hợp này. Dr. Maya hy vọng sau bài viết này, các bậc phụ huynh có thể nhẹ nhàng, đồng hành và giúp con có những bữa ăn vui vẻ, ăn nhanh, chấm dứt việc ngậm đồ ăn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Developed by Tiepthitute