Tôm là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra trẻ em cũng rất thích ăn những món ăn được chế biến từ tôm. Tuy nhiên, nhiều mẹ lo lắng rằng khi trẻ bị ho thì có ăn tôm được không? Thực tế món ăn từ tôm ảnh hưởng thế nào đến tình trạng ho của trẻ nhỏ, bố mẹ hãy cùng Dr. Maya tìm hiểu ngay.
Thực hư việc cho trẻ ăn tôm sẽ bị ho nặng hơn
Tôm là thực phẩm được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Loại hải sản này dễ chế biến với nhiều món như cháo, chiên, nướng, xào… Tuy nhiên, theo lời truyền miệng của các mẹ bỉm sữa thì tôm là hải sản có tính tanh nên dễ gây kích ứng, khi trẻ bị ho mà ăn tôm sẽ họ nhiều và nặng hơn.
Nhưng trên thực tế, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy việc này là đúng. Nếu khi các mẹ hỏi chuyên gia dinh dưỡng trẻ bị ho có ăn tôm được không thì câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể cho con ăn tôm trong bữa ăn. Tôm chứa nhiều chất tốt cho sự phát triển của trí não và thể chất của trẻ như protein, canxi, vitamin, các khoáng chất…
Tuy nhiên, khi chế biến tôm, mẹ nên làm sạch vỏ tôm, loại bỏ đầu, đuôi và chỉ đen của tôm. Bởi vì trẻ em ăn sẽ chưa nhai kỹ được như người lớn nên rất dễ khiến vỏ tôm mắc vào cổ họng có đờm. Khi đó con sẽ thấy ngứa họng và ho liên tục để các vụn vỏ tôm văng ra ngoài.
Lượng tôm mỗi bữa ăn phù hợp theo độ tuổi của con
Trẻ bị ho thì có ăn tôm có được không? Trẻ ăn tôm được tuy nhiên tùy theo độ tuổi mà mẹ nên chọn các món ăn và lượng tôm phù hợp. Mặc dù món ngon từ tôm rất tốt cho sức khỏe của con nhưng mẹ không nên cho con ăn quá nhiều.
Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi: Đây là độ tuổi con bắt đầu tập ăn dặm. Mẹ có thể chế biến tôm xay nhuyễn rồi cho vào cháo, súp cho con ăn. Mỗi bữa mẹ dùng 20 – 30g tôm bỏ vỏ. Mỗi tuần bé có thể ăn súp tôm khoảng 3 – 4 bữa là hợp lý.
Trẻ từ 1 tuổi đến dưới 3 tuổi: Lúc này hệ tiêu hóa cũng như răng miệng của con đã phát triển tốt hơn. Trẻ bắt đầu tập nhai các món ăn dạng mì, súp, bún, cơm nát… Độ tuổi này, nhiều bé hay gặp các bệnh lý về hô hấp như ho. Tuy nhiên mẹ yên tâm trẻ bị ho thì có ăn tôm có được không. Trong thực đơn của con mẹ tăng thêm lượng tôm lên 30 – 40g mỗi bữa.
Trẻ trên 3 tuổi: Thực đơn món tôm của mẹ có thể biến tấu với nhiều hình thức như hấp, chiên, xào, hấp… khi con từ 3 tuổi trở lên. Mỗi bữa ăn mỗi bé có thể ăn từ 50 – 60g tôm.
Khi con ho mẹ có thể bổ sung món gì từ tôm?
Trẻ bị ho thì có ăn tôm có được không? Các mẹ đã tìm được câu trả lời. Vậy khi con bị ho thì mẹ chế biến món gì từ tôm cho con ăn hấp dẫn và tốt cho sức khỏe. Mẹ bỉm sữa nên lưu ý, khi con bị ho hoặc cơ thể có dấu hiệu mệt thì sẽ xuất hiện các biểu hiện như chán ăn, đau họng, mệt mỏi. Vì vậy, mẹ nên chế biến các món dễ ăn, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp… Bên cạnh nguyên liệu tôm, mẹ biến tấu thêm các loại rau củ giàu chất xơ, vitamin cho con như bắp, đậu, cà rốt… Trường hợp trẻ bị ho nhiều liên tục mẹ dùng tinh dầu húng chanh Minion Gold kết hợp với ăn uống đầy dinh dưỡng sẽ giúp con nhanh khỏi bệnh và an toàn.
Nếu các bé biếng ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng kém thì mẹ có thể tìm hiểu về siro ăn ngon Minion Happy. Siro ăn ngon vừa kích thích con thèm ăn, ăn ngon vừa có các thành phần giúp con tăng sức đề kháng, tăng chiều cao. Với thành phần là các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé, siro ăn ngon Minion Happy đã được nhiều mẹ tin dùng và rất hiệu quả với trẻ nhỏ.
Với những chia sẻ trong bài viết này, các mẹ bỉm sữa đã có câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị ho thì có ăn tôm có được không? Tôm không phải nguyên nhân khiến con ho nặng hơn, bố mẹ cần nên tìm hiểu sớm để không bỏ qua một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao này.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?