Trẻ ăn ngậm khiến mẹ mệt mỏi vì mỗi bữa ăn kéo dài lê thê. Con ăn bất cứ món gì cũng ngậm. Nhiều mẹ thắc mắc rằng đây có phải là biểu hiện của biếng ăn không và giải pháp như thế nào? Các mẹ hãy tìm hiểu những thông tin liên quan việc trẻ ăn ngậm trong bài viết dưới đây nhé.
Trẻ ăn ngậm có phải biểu hiện của biếng ăn không?
Nhiều mẹ nghĩ rằng con ăn ít, kén ăn là biếng ăn mà bỏ qua các hành vi khác khi con ăn uống. Một trong số các biểu hiện khác của con khi biếng ăn đó là hành vi trẻ ăn ngậm. Các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ em cho biết, trẻ biếng ăn ngậm thức ăn là cách để kéo dài thời gian bữa ăn khiến mẹ không cho bé ăn thêm quá nhiều.
Thói quen xấu này của con khiến mẹ mệt mỏi, lâu dần thì bó tay vì tìm mọi chiêu trò dụ dỗ, doạ nạt cũng không có tác dụng. Các bé bắt đầu tập ăn và ăn ngậm mẹ nên tìm hiểu sớm nguyên nhân để sớm chấm dứt tình trạng này.
Nguyên nhân khiến trẻ ăn ngậm
Trẻ ăn ngậm bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Dr. Maya đã tìm hiểu và thống kê thành 4 nhóm nguyên nhân chính.
Nguyên nhân thứ nhất là do thức ăn. Mẹ cho bé ăn một món liên tục hoặc đồ ăn dai cứng, hương vị nhạt nhẽo khiến con hết hứng thú.
Trẻ đang mắc các bệnh ảnh hưởng đến việc ăn uống như mọc răng, viêm họng, nhiệt miệng, sưng lợi, ốm vặt nên cơ thể mệt mỏi…. Những bệnh về răng miệng khiến trẻ lười nhai, ngậm lâu để không phải ăn nhiều.
Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ ăn ngậm phổ biến ở các gia đình là mẹ vừa cho con ăn vừa xem điện thoại, tivi, ipad… Mẹ muốn dùng các thiết bị điện tử để con ngồi im ăn uống nhanh chóng nhưng thực tế các bé tập trung xem, chơi trò chơi mà quên mất việc nhai đồ ăn. Dẫn đến con ngậm đồ ăn lâu, bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ.
Trẻ biếng ăn, không có cảm giác thèm ăn. Cơ thể trẻ con hay người lớn đều cần có nhu cầu ăn uống thì mới ăn ngon, hấp thụ tốt. Nhưng một số bé không thấy thèm ăn dù đến bữa ăn rồi. Đây là nguyên nhân khiến mẹ đau đầu nhất.
Giải pháp cho trẻ ăn ngậm
Từ 4 lý do chính dẫn đến trường hợp các trẻ ăn ngậm thì mẹ áp dụng các giải pháp phù hợp với tình trạng của bé nhà mình.
Thay đổi thực đơn: Trẻ nhỏ cần lượng dinh dưỡng từ đa dạng thực phẩm. Vì vậy mẹ đừng cứng nhắc chỉ cho con ăn mãi một món cháo hoặc súp quá nhiều trong thời gian ngắn. Thay vào đó mẹ cố gắng thay đổi thực đơn hoặc cách chế biến để bữa ăn thêm phong phú. Ngoài thịt cá, mẹ chú trọng bổ sung thêm trái cây, rau xanh, các loại hạt cho con. Những bữa ăn trang trí bắt mắt, ngộ nghĩnh sẽ hấp dẫn các bé. Ngoài hình thức thì mùi vị món ăn cũng rất quan trọng nên mẹ nên tìm hiểu các cách chế biến giúp món ăn ngon, giữ được hương vị và dinh dưỡng.
Thay vì cho con ăn riêng và xem điện thoại trong cả tiếng đồng hồ thì bố mẹ nên bắt đầu tập cho con ngồi ăn chung với gia đình. Không khí gia đình, các cuộc trò chuyện sẽ giúp con quên đi các thiết bị điện tử. Thời gian đầu bé sẽ ăn chậm hơn cả nhà nhưng dần dần thì con sẽ quan sát được tốc độ ăn của người lớn để thay đổi thói quen phù hợp. Lưu ý, trong các bữa ăn, người lớn nên khích lệ khi con ăn tốt và cùng đợi trẻ ăn để con quen hơn với việc nhai và nuốt thức ăn.
Trường hợp các bé bị bệnh về răng miệng thì mẹ nên lên thực đơn các món ăn mềm, dễ nhai nuốt. Tuy nhiên, mẹ không cần thiết phải xay nhuyễn đồ ăn hoặc liên tục cho con ăn cháo. Mẹ vẫn có thể bày biện các loại rau củ và cơm canh để con ăn riêng từng món. Khi đó con không thấy ngán và thích ăn uống hơn.
Với những bé biếng ăn, ăn ngậm đã thành thói quen khó trị thì bố mẹ nên sử dụng siro ăn ngon Minion Happy cho bé. Bởi các bé trong trường hợp này cần kích thích hứng thú và niềm vui ăn uống từ các tác động bên trong. Siro ăn ngon Minion Happy chứa các khoáng chất, vitamin kích thích hệ tiêu hoá của bé để bé thèm ăn, ăn thấy ngon. Đặc biệt các bé đã biếng ăn lâu thì mẹ nên áp dụng sớm để tránh trường hợp các lợi khuẩn đường ruột yếu dần, vi sinh đường ruột mất cân bằng thì con không chỉ ăn kém mà tiêu hoá kém, hấp thu chậm. Lâu dài bé suy dinh dưỡng, thấp còi.
Trẻ ăn ngậm là thói quen hay gặp ở trẻ nhỏ và tưởng chừng như vô hại. Nhưng thực tế thì ăn ngậm ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hoá, hấp thu dinh dưỡng và hệ miễn dịch của trẻ rất lớn. Vì vậy, những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ tình trạng ăn uống của con để sớm giải quyết vấn đề bé ăn ngậm hiệu quả nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?