Tuy không phải bệnh lý mãn tính nhưng tiểu đường thai kỳ cũng có ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và em bé. Vì vậy, các mẹ bầu khi được bác sĩ chẩn đoán mắc tiểu đường khi mang thai thì cần kiểm soát lượng đường trong máu. Để làm được điều này thì mẹ nên xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học. Dưới đây là một số chia sẻ của Dr. Maya để giúp mẹ xây dựng thực đơn khoa học, đủ dinh dưỡng cho các mẹ đang tiểu đường thai kỳ. Các mẹ cùng tham khảo nhé!
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Bên cạnh cân đối dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, các mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần có thực đơn kiểm soát được lượng đường huyết của cơ thể. Mẹ không được ăn uống quá kiêng khem dẫn đến thiếu chất, sức đề kháng giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Nhưng nếu mẹ ăn không chọn lọc, không khoa học thì lường đường tăng cao thì làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai, sinh non, tăng huyết áp, viêm đài bể thận…
Khi xây dựng thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ thì bố mẹ nên nhớ các lưu ý sau:
- Thực đơn vẫn đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết: tinh bột, protein, vitamin, khoáng chất.
- Mẹ tuyệt đối không được bỏ bữa, đồng thời không để bụng quá đói hay ăn quá no.
- Thay vì ăn 3 bữa chính thì mẹ nên chia nhỏ thành khoảng 5 bữa ăn mỗi ngày.
- Bữa tối nên ăn ít hơn các bữa sáng và trưa. Mẹ cần ăn chậm, nhai kỹ và ăn đúng giờ, đúng bữa.
- Các món ăn không nên nêm nếm quá mặn, nhiều dầu mỡ. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần bổ sung rau xanh nhiều bằng các món dễ ăn như luộc, salad…
Tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên ăn gì?
Bữa sáng
Nhiều mẹ bầu khi phát hiện mình mắc tiểu đường thai kỳ thì có ý định nhịn ăn sáng. Tuy nhiên, thói quen này không hề tốt. Nhịn ăn khiến mẹ bầu khó kiểm soát đường huyết. Các mẹ nhịn ăn, ăn không đúng giờ sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin. Mẹ ăn sáng đúng cách, đúng khẩu phần và đúng giờ sẽ giúp mẹ có năng lượng vừa giảm cholesterol.Bữa sáng mẹ có thể ăn các món ăn dễ tiêu hoá như các món: khoai luộc, bánh mì kẹp, cháo thịt bò, phở gà, bún riêu…
Ngoài ra, các mẹ uống thêm 1 ly ngũ cốc bầu Lạc Lạc để cung cấp thêm dinh dưỡng và chất xơ. Ngũ cốc bầu Lạc Lạc gồm 39 loại hạt, không đường, không chất tạo màu, không chất bảo quản nên an toàn cho các mẹ. Các mẹ uống sữa bầu không được thì hoàn toàn có thể sử dụng ngũ cốc thay thế.
Bữa trưa
Bữa trưa của các mẹ bầu có đa dạng các món ăn để ăn thay đổi nguyên tuần. Tuy nhiên trong bữa ăn mẹ nên ăn khoảng 1 bát cơm. Ăn cùng cơm là các món từ thịt bò, thịt gà, tôm, trứng, cá kết hợp với các loại rau củ giàu dinh dưỡng như cà chua, dưa leo, bí đỏ, mồng tơi.
Các loại trái cây cũng cần thiết nên mẹ đừng quên bổ sung mỗi ngày. Mẹ bầu nên ăn mùa nào thức nấy, tránh ăn hoa quả trái mùa để hạn chế ngộ độc thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật. Trái cây tốt cho mẹ bầu như táo, chuối, thanh long, bưởi, cherry, việt quất, dâu tây…
Bữa tối
Bữa tối của các mẹ tiểu đường thai kỳ nên tăng thêm lượng rau xanh, các loại đậu… Thực đơn của mẹ nên có các món cá dành cho bữa tối. Thay vào đó mẹ giảm bớt các khẩu phần về tinh bột. Bữa tối mẹ nên ít hơn các bữa sáng và trưa.
Các bữa phụ
Mỗi ngày, mẹ bầu nên có thêm 2 bữa phụ vào khoảng 9h sáng và 15h chiều. Bữa phụ giúp mẹ không bị đói quá, cung cấp thêm dinh dưỡng cho mẹ và bé. Các bữa phụ này còn giúp các mẹ giảm bớt nguồn thức ăn phải nạp vào các bữa chính. Bữa phụ của các mẹ cũng không quá phức tạp. Mẹ bầu nên uống 1 ly ngũ cốc bầu Lạc Lạc hoặc 1 hộp sữa chua, 1 chiếc flan nhỏ, 3 chiếc bánh quy, 1 ít trái cây.
Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ không quá cầu kỳ hay khó chuẩn bị. Các mẹ hãy lắng nghe cơ thể của mình để điều chỉnh dựa trên tình trạng sức khoẻ và mức độ vận động của mẹ. Ngoài thức ăn thì các mẹ nên chuẩn bị sẵn một chiếc máy đo đường huyết cầm tay tại nhà để kiểm soát được lượng đường tốt hơn. Sau khi ăn 1 – 2h, mẹ kiểm tra đường huyết dưới 10 mmol/lít thì mẹ không phải quá lo lắng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?