Trong khi nhiều chị em khổ sở vì bầu nhưng không ăn uống được gì thì có tới 84% bà bầu lại có cảm giác thèm ăn khi mang thai. Theo quan điểm của ông bà xưa là thiếu gì thèm nấy khiến nhiều mẹ bầu lo lắng rằng thèm ăn chứng tỏ mình đang thiếu chất gì đó. Thực hư việc thèm ăn khi mang thai là thế nào, hãy cùng Dr. Maya tìm hiểu nhé.
Thèm ăn khi mang thai thường xuất hiện thời điểm nào?
Quá trình mang thai thường được chia thành 3 giai đoạn là tam cá nguyệt. Thông thường thèm ăn khi mang thai sẽ mạnh mẽ nhất ở trong tam cá nguyệt thứ nhất – 3 tháng đầu. Trong tam cá nguyệt thứ 2 sẽ giảm dần và đế giai đoạn cuối sẽ ít dần.
Các cảm giác thèm ăn khi mang thai không giống như thèm ăn như lúc bình thường. Một số mẹ thèm ăn những món ăn kỳ lạ, số khác lại thèm ăn vào những khung giờ trớ trêu như nữa đêm, sáng sớm.
Nguyên nhân dẫn đến việc thèm ăn khi mang thai
Thèm ăn khi mang thai không hẳn là do bản thân người mẹ đang thiết chất. Các nhà khoa học đã chứng minh sự thay đổi nội tiết tố, hormone trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự thèm ăn. Hormone progesterone và estrogen thay đổi kích thích não nên sản sinh ra cảm giác thèm ăn đến điên dại, khẩu vị thay đổi.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp chị em đang thiếu một vài chất dẫn đến thèm ăn. Một số thông tin thú vị cho các mẹ về mối liên hệ giữa thèm ăn và thiếu chất các mẹ có thể tham khảo:
Thèm socola thì mẹ cần bổ sung vitamin nhóm B, axit béo thiết yếu, đồng, magie.
Thèm ăn đường thì mẹ có thể đang thiếu crom, phốt pho, carbohydrate hoặc đang không vui vì thiếu hormone serotonin. Mẹ nên ăn cà chua, đậu xanh, nấm, hành tây, bông cải…
Thèm ăn bánh mì thì có thể mẹ đang mất cân bằng lượng nitơ. Theo đó, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại hạt ngũ cốc, trái cây họ cam quýt.
Thèm ăn mặn là cảnh báo thiếu natri của cơ thể hoặc cơ thể đang bị mất nước. Ngoài thêm muối để ăn ngon miệng thì mẹ nên uống nhiều nước để giảm thèm mặn.
Thèm các món ăn từ sữa là dấu hiệu thiếu sắt, thiếu canxi mẹ nên ăn thêm ngũ cốc, rau bông cải, thịt đỏ và các chế phẩm từ sữa.
Thèm ăn đồ dầu mỡ, chiên xào thì có thể trong bữa ăn hàng ngày mẹ đã bổ sung không đủ lượng chất béo. Mẹ nên lựa chọn bổ sung thêm chất béo lành mạnh từ thực vật, cá béo, các loại hạt.
Làm sao để kiểm soát cơn thèm ăn khi mang thai mà vẫn đủ chất cho con
Nhiều người cho rằng thèm ăn thì tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, thèm ăn không kiểm soát khiến cơ thể dư thừa 1 số chất nhưng lại thiếu các chất khác. Đặc biệt các mẹ thèm ăn món lạ, khung giờ trớ trêu thì thực sự rất mệt mỏi. Do đó, các mẹ cần phải kiểm soát được cơn thèm ăn của mình bằng các biện pháp dưới đây:
Tuyệt đối không bỏ bữa sáng: Mẹ ăn sáng đầy đủ vừa cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho ngày mới vừa không có cảm giác đói ngay sau đó.
Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính mỗi ngày thì các mẹ nên chia nhỏ thành 4 – 6 bữa ăn trong một ngày.
Kiểm soát khẩu phần ăn: Trường hợp, mẹ bầu thèm ăn quá, không thể chống lại được thì hãy kiểm soát nó. Thay vì ăn một tô đầu thì mẹ nhớ ăn vài miếng nhỏ thôi.
Chọn các món ăn nhẹ: Ngoài các bữa chính thì hầu hết các chị em thèm ăn khi mang bầu thường muốn ăn vào các khung giờ trớ trêu như đang đi làm, chuẩn bị đi ngủ. Hãy mang theo các món ăn giúp bạn có cảm giác no lại bổ dưỡng như trái cây, các loại hạt như ngũ cốc bầu Lạc Lạc. Ngũ cốc bầu Lạc Lạc được đóng gói nhỏ tiện lợi dễ mang theo, dễ sử dụng. Thành phần 39 loại hạt giàu chất xơ, vitamin, axit béo, khoáng chất, hương vị thơm ngon. Sau khi uống mẹ có cảm giác no, không bị táo bón do đó mẹ sẽ hạn chế được việc thèm thuồng các món ăn khác.
Thèm ăn khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, thay vì để việc ăn uống tự do, không kiểm soát thì mẹ bầu nên có kế hoạch rõ ràng để ăn uống cân đối, đủ chất, không có chất dư thừa, chất thì thiếu nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?