Nguyên nhân và giải pháp cho các mẹ ít sữa

Sau sinh mẹ ít sữa là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa. Khi gặp trường hợp này, không ít mẹ bối rối, luống cuống không biết nguyên nhân do đâu và giải pháp như thế nào. Nếu bạn cũng chuẩn bị làm mẹ và lo lắng các vấn đề sữa mẹ thì hãy đọc hết bài viết này nhé.

Những dấu hiệu cho thấy mẹ ít sữa 

Sau khi sinh, các mẹ bỉm được bác sĩ khuyến cáo là nên cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt. Thời điểm này mẹ nên quan sát lượng sữa cơ thể tiết ra. Bởi nhờ các dấu hiệu này mà mẹ sớm phát hiện cơ thể mình thiếu sữa. Điều này giúp các bà mẹ sớm tìm ra nguyên nhân, giải pháp để gọi sữa về nhanh. Đồng thời, nếu chị em để tình trạng ít sữa kéo dài thì có thể dẫn đến mất hẳn sữa mẹ. 

Để biết mẹ ít sữa hay không thì có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây:

Khi cho con bú mẹ nên quan sát những dấu hiệu về cơ thể của cả mẹ và bé để biết được lượng sữa thiếu hay không

Sau sinh khoảng 3 ngày nhưng bầu vú của mẹ không có sự thay đổi hoặc thay đổi rất ít: Cơ thể mẹ là cỗ máy diệu kỳ. Khi con được sinh ra, nhau thai đứt thì cơ thể mẹ sẽ chủ động điều tiết để sản xuất sữa. Đặc biệt con càng bú thì sữa càng về nhiều. Nếu 3 ngày cho con bú mà bầu ngực mẹ không lớn, sờ thấy nhão thì khả năng cao là mẹ đang ít sữa.

Mẹ đã cố nặn, hút sữa nhưng không ra sữa: Nhiều mẹ lần đầu làm mẹ đã cố gắng nặn, hút nhưng không thấy sữa ra, lượng sữa không cải thiện. Bởi vị lượng sữa của mẹ quá ít.

Em bé sẽ ngừng bú khi không thấy mẹ còn sữa

Mẹ cho bé bú khoảng 5 phút là hết sữa: Trẻ sơ sinh mới sinh ra thì kỹ năng bú mẹ chưa thành thục nên con thường bú chậm. Nếu sau 5 phút bé ngừng bú, bụng không no thì lượng sữa của mẹ không đủ, bé bú không thấy còn sữa nữa nên ngừng bú.

Trẻ đi tiểu dưới 6 lần/ ngày: Nước là thành phần chủ yếu của sữa mẹ. Do đó, nếu trẻ bú đủ thì sẽ đi tiểu khá nhiều lần trong ngày. Trẻ đi tiểu dưới 6 lần/ ngày có thể do lượng sữa mẹ ít, không đủ cho cơ thể của con. 

Các nguyên nhân khiến mẹ ít sữa

Mẹ ít sữa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng hầu hết các mẹ ít sữa là do các nguyên nhân này.

Mẹ căng thẳng mệt mỏi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất sữa

Tinh thần căng thẳng, stress: Khi cơ thể mẹ cảm thấy stress căng thẳng thì sẽ ảnh hưởng đến hormone tiết sữa là Prolacin và Oxytocin. Hai hormon này giảm xuống thì sẽ gây mất sữa.

Mẹ mắc  bệnh tuyến vú: Áp xe vú, viêm tuyến vú là các bệnh tuyến vú thường gặp ở mẹ sau sinh. Nguyên nhân chính là do tắc tia sữa lâu ngày mà các mẹ không điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, một số chị em nâng ngực, phẫu thuật ngực cũng ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Cơ thể người mẹ cần được đáp ứng đa dạng các loại thực phẩm để sản xuất ra sữa. Đồng thời mẹ cũng phải kiêng cữ một số thực phẩm ảnh hưởng đến sữa như măng chua, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rau mùi tây, tỏi, ớt… Nếu mẹ không có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì dễ mất hoặc ít sữa.

Trẻ dùng ti giả hoặc dùng sữa công thức quá sớm dễ bỏ thói quen bú mẹ

Lạm dụng ti giả và cho con dùng sữa công thức sớm: Điều này khiến con bỏ bú mẹ và chuyển sang dùng ti giả và bú bình. Khi con không chịu bú mẹ thì cơ thể mẹ sẽ giảm lượng sữa tiết ra và dần dần sẽ mất hẳn.

Mẹ sinh non hoặc sinh mổ: Trường hợp này do mẹ  chưa được kích hoạt cơ chế sản xuất sữa tự nhiên nên lượng sữa mới đầu còn ít. Ngoài ra, mẹ sinh mổ sẽ sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm nên ảnh hưởng đến việc vận hành của tuyến sữa.

Dùng máy hút sữa sai cách: hút sữa với lực quá mạnh, không có cữ cố định, hút sữa khi bầu sữa chưa đầy… là những cách sai lầm khi hút sữa. Chính sai lầm này khiến mẹ ít sữa lại càng ít sữa hơn.

Sử dụng thực phẩm gây ít sữa: Mỳ tôm, tỏi, ớt, cà phê, mùi tây, bạc hà, lá lốt… được coi là các loại thực phẩm gây ít sữa ở nhiều mẹ. Mẹ nên kiêng cữ để tránh ít, mất sữa.

Sót nhau thai: Trường hợp này khá hiếm nhưng không phải không có. Các mẹ khi sinh vẫn sót nhau thai trong cổ tử cung thì sẽ khiến tử cung co bóp mạnh, lượng hormone Progesterone không giảm xuống, cơ thể sẽ điều phối sản xuất sữa ít đi.

Giải pháp cho mẹ ít sữa sau sinh

Mẹ ít sữa sau sinh vừa khiến mẹ lo lắng vừa không đủ nguồn sữa cho con bú. Lúc này, mẹ bỉm sữa có thể áp dụng một số phương pháp để gọi sữa về:

Hàng ngày, mẹ nên cho con bú nhiều lần, mỗi lần thời gian kéo dài từ 10 -15 phút. Cơ thể mẹ sẽ nhận tín hiệu cần sản sinh nhiều sữa để đáp ứng nhu cầu sữa của bé. Khi cho con bú thì mẹ lưu ý cho con bú đều cả 2 bên, bú hết hẳn một bên rồi mới qua bên còn lại. 

Để cơ thể không bị căng thẳng, stress thì mẹ nên giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, ăn ngủ đủ giấc. Mẹ phải hạn chế suy nghĩ tiêu cực, không nghỉ ngơi. 

Sử dụng ngũ cốc lợi sữa là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng và hiệu quả gọi sữa về nhanh chóng

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Khi cho con bú, mẹ cần tìm hiểu các loại thực phẩm nên và không nên ăn để không ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa. Ngoài các thực phẩm hàng ngày thì mẹ có thể sử dụng ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc mỗi ngày. Với thành phần thiên nhiên, mùi vị dễ uống, mẹ bỉm sữa sử dụng an toàn, gọi sữa về nhanh.

Dùng máy hút kích sữa là một trong những phương pháp đang được nhiều mẹ áp dụng. Khi sử dụng nên chọn loại máy thiết kế tiện lợi, an toàn. Hút sữa đúng cách, đúng cữ để sữa về đủ, đều cho bé bú.

Nuôi con bằng sữa mẹ là cả một hành trình vất vả cho mọi bà mẹ. Nhưng sữa mẹ chính là chất dinh dưỡng không sản phẩm sữa công thức nào có thể thay thế. Các mẹ ít sữa đừng quá lo lắng mà hãy tìm ngay giải pháp để con bú sữa mẹ ít nhất là 24 tháng nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Developed by Tiepthitute