Mẹ nên làm gì khi ông bà áp lực việc cháu ăn dặm?

Trong quá trình nuôi con ở các gia đình Việt Nam thì bên cạnh sự chăm sóc của bố mẹ thì ông bà cũng đóng vai trò quan trọng và tác động chủ yếu đến con cháu. Tuy nhiên, không hẳn gia đình nào cũng thuận lợi trong việc nuôi con. Không ít chị em đã chia sẻ rằng rất mệt mỏi khi ông bà áp lực việc cháu ăn dặm. Các mẹ đều biết ông bà đang quan tâm cháu nhưng không biết phải làm gì để gia đình vượt qua cuộc chiến này. Hãy cùng Dr. Maya tìm hiểu cách khắc phục nhé!

Tại sao ông bà áp lực việc cháu ăn dặm?

Ông bà dựa trên kinh nghiệm nuôi con trước đây và muốn áp dụng cho cháu

Hiện nay, lối sống của các gia đình Việt vẫn giữ là nhiều thế hệ cùng sống chung dưới một mái nhà. Ngoài ra, bố mẹ bận rộn với công việc nên cần có sự hỗ trợ của ông bà khi nuôi con. Do đó việc chăm sóc con cái cũng có sự góp ý của các thành viên trong gia đình. Ông bà nào cũng yêu thương con cháu và có những cách thể hiện khác nhau. Một trong số đó là quan tâm đến bữa ăn, dinh dưỡng của cháu.

Với những kinh nghiệm chăm sóc con trước đây của mình thì ông bà muốn đưa ra quan điểm của mình để cả nhà cùng chăm cháu tốt hơn. Điều này khiến không ít ông bà áp lực việc cháu ăn dặm khiến bố mẹ và con cái mâu thuẫn. Nguyên nhân chính là khoảng cách thế hệ, các quan điểm về ăn dặm đã có sự thay đổi. Các ông bà thường dựa trên kinh nghiệm, bố mẹ trẻ thì tìm hiểu kiến thức khoa học mới. Dẫn đến cãi vã, mâu thuẫn. Cuộc chiến căng thẳng này khiến cả 2 bên đều mệt mỏi mà con cháu cũng bị ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.

Những vấn đề khiến mẹ bỉm cảm thấy mệt mỏi khi ông bà áp lực việc cháu ăn dặm

Ăn dặm là bước chuyển quan trọng của trẻ nhỏ. Lúc này, bé sẽ chuyển từ bú mẹ 100% sang bổ sung các thực phẩm bên ngoài như bột, rau củ, trái cây… Lúc này các vấn đề xoay quanh việc cho trẻ ăn dặm được bố mẹ và ông bà chia ra 2 hướng. Ông bà áp lực việc cháu ăn dặm thường gồm những vấn đề này:

Muốn cho cháu ăn dặm sớm

Ăn dặm trước 6 tháng tuổi là sớm so với trẻ

Khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO, thời gian cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm tốt nhất là từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều ông bà khi cháu bắt đầu ở tháng thứ 4 – 5 thấy cháu có biểu hiện chăm chú nhìn đồ ăn, chép miệng thì cho rằng cháu thèm ăn và muốn cho cháu tập ăn dặm luôn.

Thức ăn ăn dặm phải nêm mặn ngọt như người lớn

Ông bà áp lực việc cháu ăn dặm lên bố mẹ là phải nấu những món có gia vị để bé ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn. Trong khi đó, bác sĩ khuyên bố mẹ chỉ nên nêm gia vị cho con khi con đã được 1 tuổi trở lên. Nhiều gia đình, bố mẹ đi làm, ông bà ở nhà chăm cháu vẫn lén lút cho muối vào đồ ăn của cháu. Bố mẹ ông bà căng thẳng, cãi vã khi phát hiện ra việc này. 

Thức ăn vặt, các đồ uống không lành mạnh

Sau khi cháu bắt đầu tập ăn dặm thì ông bà cho bé ăn thêm các món ăn vặt hàng ngày vô tội vạ. Ông bà thương cháu, khi thấy cháu đòi thì sẵn sàng cho cháu ăn vặt ngay trước bữa ăn, ăn các món ăn không lành mạnh, không phù hợp với trẻ nhỏ. 

Cho cháu đi ăn rong hoặc vừa ăn vừa xem điện thoại

Cho cháu đi ăn rong là thói quen xấu, ảnh hưởng đến việc ăn và tiêu hoá của trẻ nhỏ

Đây là vấn đề xuất hiện ở nhiều gia đình Việt khi con ăn dặm. Vì muốn cháu ăn nhanh, ăn nhiều mà ông bà áp lực về việc cháu ăn dặm là phải cho cháu đi chơi rong hoặc xem thiết bị điện tử. Dần dần trẻ hình thành các thói quen không tốt, bé biếng ăn, ăn không tập trung, không cảm nhận được mùi vị món ăn vì đang tập trung xem điện thoại hay nhìn xung quanh khi đi rong.

Mẹ nên làm gì khi ông bà áp lực việc cháu ăn dặm?

Trước những mâu thuẫn trên thì mẹ nên làm gì khi ông bà áp lực việc cháu ăn dặm? Nhiều mẹ áp dụng cách là khuyên giải, tâm sự với bố mẹ nhưng ông bà không những không thay đổi mà mâu thuẫn càng lên đỉnh. Thay vào đó, các bố mẹ trẻ nên áp dụng 3 giải pháp sau:

Hãy cho ông bà đi cùng khi đến tham khảo ý kiến bác sĩ về ăn dặm: 

Lời khuyên của bác sĩ thường được ông bà lắng nghe và thay đổi

Bác sĩ là người có chuyên môn về dinh dưỡng, sức khỏe về trẻ nhỏ. Khi đưa ra các lời khuyên, ý kiến thì sẽ được các ông bà coi trọng và tin tưởng hơn. Đồng thời, những giải thích của bác sĩ logic và hợp lý thì ông bà sẽ thay đổi dần về suy nghĩ, quan điểm của mình.

Cùng ông bà tìm kiếm các thông tin về ăn dặm trên sách báo, kênh tin tức chính thống: 

Những kênh thông tin uy tín sẽ giúp ông bà tin tưởng và hiểu rõ hơn các tác hại khi cho cháu ăn dặm không khoa học.

Mẹ hãy mua vài cuốn sách về ăn dặm và cùng bố mẹ tham khảo: 

SÁCH Combo 5 Cuốn Sách Ăn Dặm Cho Bé (Thái Hà) | Shopee Việt Nam
Mẹ bỉm mua sách về ăn dặm để cùng bố mẹ tham khảo

Hiện nay, có rất nhiều đầu sách chia sẻ về việc nuôi con, chăm con nên mẹ nên mua về để tìm hiểu. Không chỉ bản thân mẹ bỉm sữa nâng cao kiến thức nuôi con mà hoàn toàn có thể cùng ông bà đọc và thay đổi.

Cho ông bà gặp gỡ những bạn bè đang nuôi con nhỏ: 

Minh chứng từ những bố mẹ khác sẽ giúp ông bà thay đổi góc nhìn, tư duy để phù hợp với cuộc sống hiện đại, khoa học hơn. Ông bà áp lực cho cháu ăn dặm cũng suy nghĩ tích cực hơn khi các gia đình khác đều như vậy.

Sử dụng siro ăn ngon Minion Happy cho con: 

Mẹ sử dụng siro ăn ngon Minion Happy để con ăn ngon, ông bà yên tâm hơn

Ông bà lo lắng con biếng ăn, không chịu ăn, ăn không tăng cân nên mẹ nhớ ngay giải pháp siro ăn ngon Minion Happy cho con. Thành phần tự nhiên giúp bé ăn ngon hơn, tiêu hoá tốt, hấp thụ dinh dưỡng tối đa. Nhờ đó mà con cao lớn, khỏe mạnh, ông bà giảm bớt áp lực lên bố mẹ.

Trên đây là những chia sẻ của Dr. Maya về việc ông bà áp lực việc cho cháu ăn dặm. Hy vọng các bố mẹ đang bế tắc vì mâu thuẫn nuôi dạy con sẽ nhanh chóng giải quyết để gia đình hoà thuận, các con luôn nhận được sự yêu thương tốt nhất từ gia đình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Developed by Tiepthitute