Khi con bị ho thì nhiều bố mẹ cho con sử dụng thuốc để điều trị sớm. Tuy nhiên, những năm tháng đầu đời, trẻ đang non nớt, cơ thể nhạy cảm. Nếu mẹ cho con uống thuốc không phù hợp với độ tuổi sẽ dễ bị các tác dụng phụ của thuốc. Bé nhà bạn đang uống thuốc ho thì hãy kiểm tra ngay thành phần của thuốc. Nếu thuốc ho cho trẻ dưới 2 tuổi có 3 thành phần dưới đây thì mẹ nên bỏ ngay.
Những thành phần thuốc không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
Hiện nay, thị trường thuốc ho cho trẻ nhỏ có đa dạng sản phẩm. Từ thuốc ho nhập khẩu đến các loại thuốc sản xuất trong nước, bố mẹ không biết phải chọn loại nào cho phù hợp với con. Trên thực tế thì có nhiều loại khi cho con uống thì có hiệu quả giảm ho ngay tức thì tuy nhiên thành phần thì không hề tốt cho sức khỏe của con. Khi mua thuốc ho cho trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ xem kỹ có 3 thành phần này không:
Dextromethorphan: Đây là chất có tác dụng nhanh chóng và trực tiếp lên trung tâm phản ứng ho ở não. Khi chất này đưa vào cơ thể thì cơ thể trẻ sẽ mất đi phản xạ ho tự nhiên. Hiện tại ở Úc đã cấm sử dụng chất này cho trẻ em, người mua cần đủ những điều kiến khắt khe thì mới được sử dụng. Bởi vì, khi dùng thuốc có Dextromethorphan sẽ xuất hiện các phản ứng phụ như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tăng nhịp tim, khó thở, da đỏ. Ở Việt Nam vẫn có nhiều loại siro ho có thành phần này. Nhiều bố mẹ sử dụng thấy con cắt cơn ho nhanh nên sử dụng thường xuyên cho con mà không biết chúng rất nguy hiểm cho trẻ dưới 2 tuổi.
Clorpheniramine: Chất này có tác dụng điều trị các phản ứng dị ứng. Nhiều trẻ ho do dị ứng, giao mùa… Khi trẻ nhỏ uống những thuốc có Clorpheniramine sẽ có nhiều phản ứng tiêu cực như chóng mặt, mất ngủ, hoảng hốt, buồn nôn, khô miệng, khó tiêu, rối loạn thị giác.
Guaifenesin: Các thuốc ho cho trẻ em dưới 2 tuổi có thành phần Guaifenesin sẽ giúp loãng đờm, nhờn nhanh chóng, cổ họng bớt ứ đọng đờm nên con giảm ho nhanh, thở dễ dàng. Hiện tại, chất này xuất hiện nhiều trong các siro trị ho cho trẻ nhỏ. Nếu uống thuốc có Guaifenesin, tác dụng phụ hay gặp nhất là buồn nôn.
Thuốc ho cho trẻ dưới 2 tuổi an toàn từ thảo dược
Khi chọn thuốc ho cho trẻ dưới 2 tuổi, các mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh, các loại thuốc tân dược kèm tác dụng phụ khiến con kháng thuốc rất nguy hiểm. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm hiểu các bài thuốc trị ho từ dân gian như húng chanh, lá hẹ, mật ong, quất….
Nếu mẹ có thời gian và khả năng nấu nướng tốt thì hoàn toàn có thể tự làm thuốc ho từ thảo dược ngay tại nhà cho các con. Tuy nhiên nếu mẹ bận rộn và không có kinh nghiệm nấu, hấp cách thủy, sơ chế các loại thảo mộc thì nên tìm hiểu sản phẩm trị ho từ thảo dược như tinh dầu húng chanh Minion Gold. Đây là bài thuốc ho an toàn cho trẻ nhỏ được ông bà xưa sử dụng rất nhiều. Ngày nay đã được y học hiện đại nghiên cứu và bào chế dưới công nghệ hiện đại, sử dụng tiện lợi hàng ngày.
Trong thành phần của sản phẩm này không có các thành phần tạo màu, chất bảo quản. Tinh dầu húng chanh Minion Gold gồm có tinh dầu húng chanh lên men, cỏ xạ hương, xuyên tâm liên, dầu diếp cá và đường phèn. Các thảo mộc có tác dụng long đờm, làm ấm cổ họng, trị ho, cảm cúm, tiêu diệt vi khuẩn, virus trong hệ hô hấp của trẻ.
Nhờ thành phần thảo mộc kết hợp với đường phèn nên sản phẩm có mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh không quá gắt. Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh rất thích uống tinh dầu húng chanh Minion Gold. Tại Việt Nam, sản phẩm đang được các bà mẹ Việt rất tin dùng để trị ho cho con nhỏ. Đặc biệt thời điểm Covid bùng phát mạnh mẽ như hiện nay, những gia đình có con nhỏ đều cần có tinh dầu húng chanh Minion Gold trong nhà.
Hiện nay có nhiều loại thuốc ho cho trẻ em dưới 2 tuổi. Bố mẹ nào cũng mong muốn con nhanh khỏi bệnh nhưng hãy là bố mẹ thông thái chọn mua các sản phẩm an toàn cho con. Với bài viết trên đây, Dr. Maya hy vọng mọi ông bố bà mẹ sẽ lựa chọn được điều tốt đẹp nhất cho con của mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?