Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?

Trong giai đoạn cho con bú, không ít mẹ bỉm uống thuốc để điều trị các bệnh. Các nghiên cứu của khoa học cũng đã cho thấy sữa mẹ chịu ảnh hưởng của các loại thuốc. Các mẹ đang cho con bú nhưng cần uống thuốc thì nên quan tâm đến các yếu tố liều lượng, tác dụng, dược động học của thuốc. Bên cạnh hỏi ý kiến của bác sĩ thì mẹ nên tìm hiểu thêm về các tác động của thuốc đến sữa mẹ nhé.

Mẹ bỉm uống thuốc thì thuốc sẽ vào sữa thế nào?

Sau sinh, nhiều mẹ phải uống thuốc nên rất lo lắng ảnh hưởng đến sữa mẹ

Tuỳ vào từng loại thuốc mà các liên kết protein, quá trình ion hoá, khả năng hòa tan trong lipid sẽ khác nhau tạo ra con đường đào thải thuốc vào sữa mẹ sẽ ở mức độ khác nhau. Thuốc khi được uống vào thì sẽ theo huyết tương của mẹ và truyền sang sữa. Các nghiên cứu khoa học gọi quá trình này là cách khuyết tán thụ động thông qua màng sinh học.  

Trong khi sữa có tính axit cao hơn huyết tơn 1 chút nên khi thuốc có tính bazơ yếu sẽ nhanh chóng và dễ dàng đi vào sữa mẹ. Sau đó, quá trình ion hoá sẽ giữ lại thành phần thuốc trong sữa mẹ. 

​​

Uống thuốc tiêu sữa có tác dụng phụ gì? Có nên cho con bú tiếp tục?
Thuốc đi vào sữa mẹ và truyền sang cho trẻ, ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong máu của trẻ

Bên cạnh đó thì thời gian bú và thành phần sữa cũng có tác động đến việc mẹ bỉm uống thuốc và đào thải thuốc trong sữa mẹ. Theo đó, sữa cuối thường giàu chất béo nên hay tập trung các thuốc hoà tan trong chất béo. 

Cách giảm nguy cơ phơi nhiễm cho trẻ khi mẹ bỉm uống thuốc

Trên thực tế, mẹ bỉm uống thuốc ảnh hưởng đến sữa mẹ và nguy cơ phơi nhiễm cho trẻ dựa trên nồng động của thuốc trong máu của trẻ. Khi mẹ uống uống thuốc thì thành phần thuốc vào sữa mẹ và truyền sang con. Vì vậy, mẹ cần theo dõi các biểu hiện hàng ngày của con như quấy khóc, khó ngủ, cơ thể luôn khó chịu, không chịu bú, phát triển không bình thường. 

Trước khi sử dụng thuốc thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc hợp lý nhất

Hiện nay, để hạn chế phơi nhiễm thuốc cho trẻ sơ sinh bú mẹ thì các mẹ nên cho con bú trước khi uống thuốc. Đồng thời, nhiều chuyên gia còn khuyến cáo nên cắt liều lượng dùng khoảng 10% hoặc điều chỉnh phù theo cân nặng khi mẹ đang cho con bú. Trường hợp mẹ uống thuốc là bắt buộc và được đánh giá là có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của con thì mẹ có thể cho con dùng sữa công thức trong thời gian mẹ uống thuốc điều trị. 

Nếu mẹ không cho con bú khi uống thuốc thì vẫn nên duy trì hút sữa để cơ thể tiếp tục sản xuất sữa cho con sau khi hết điều trị bệnh

Thời gian mẹ không cho con bú để điều trị thì mẹ vẫn nên duy trì ăn uống đầy đủ, khoa học và vắt sữa đều đặn như đang cho bé bú. Mặc dù sữa vắt ra sẽ không sử dụng cho con mà cần bỏ đi nhưng mẹ vẫn duy trì lịch vắt sữa. Bởi vì sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu, nếu sữa mẹ không được con bú hoặc vắt hàng ngày thì cơ thể sẽ không sản xuất sữa nữa mà mất hẳn. 

Quá trình mẹ muốn duy trì sữa mẹ cho con thì nên uống ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc mỗi ngày. Trong ngũ cốc chứa thành phần vitamin, khoáng chất dồi dào, đa dạng mà không phải chế biến nấu nướng cầu kỳ. Ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc rất phù hợp với các mẹ sau sinh, muốn giữ sữa cho con nhưng đang sử dụng các loại thuốc.

Sau sinh, các mẹ bỉm uống thuốc là điều phổ biến với các loại thuốc như thuốc chống đông máu, kháng sinh, chống giun sán, giảm đau, chống trầm cảm, chống co giật, kháng histamin… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con nhỏ thì mẹ không nên tự ý sử dụng, liều lượng quá mức mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Developed by Tiepthitute