90% chị em khi mang thai thì sẽ xuất hiện các triệu chứng của ốm nghén như buồn nôn, hoa mắt chóng mắt, mệt mỏi, không ăn uống được. Trong số đó, có 1% bà bầu phải cần đề sự hỗ trợ của y tế để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Ốm nghén rất phổ biến và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và quá trình mang thai của mẹ bầu. Nhiều chị em thắc mắc rằng: Mẹ bầu ốm nghén có được hưởng bảo hiểm không? Tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tình trạng ốm nghén ở bà bầu
Trước khi tìm hiểu mẹ bầu ốm nghén có được hưởng bảo hiểm không? Thì các mẹ nên hiểu rõ về tình trạng ốm nghén của bản thân. Khoa học đã nghiên cứu về các biểu hiện của ốm nghén thì dấu hiệu này không có tính phân loại xấu tốt khi mang thai. Đây là sự khó chịu trong giai đoạn đầu mang thai khi cơ thể có những sự thay đổi.
Hầu hết các mẹ sẽ nôn ói, buồn nôn. Số khác thì kèm theo chán ăn, mệt mỏi, mất tập trung, nhức đầu, chóng mặt, giấc ngủ bị rối loạn, cơ thể luôn thiếu năng lượng… Đặc biệt, những biểu hiện này không xuất hiện có định vào thời gian nào mà có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.
Nhiều chị em nghén nặng dẫn đến sụt cân nhanh chóng, rối loạn điện giải nặng, mất nước. Lúc này chị em cần phải nhập viện để bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Do đó, không ít mẹ bầu quan tâm khi ốm nghén có được hưởng bảo hiểm không là vì vậy?
Mẹ bầu ốm nghén có được hưởng bảo hiểm không?
Mẹ bầu ốm nghén có được hưởng bảo hiểm không? Trên thực tế, khi mẹ bầu xuất hiện các tình trạng ốm nghén thì sẽ tuỳ vào trường hợp khác nhau mà sẽ có chế độ bảo hiểm khác nhau.
Nghỉ việc khám thai:
Trong Điều 32, luật Bảo hiểm xã hội 2014, thì lao động nữ mang thai sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần trong thời gian mang thai. Mỗi lần tương ứng với 1 ngày. Trường hợp, mẹ bầu ở xa nơi khám thai, có bệnh lý hoặc thai gặp vấn đề thì sẽ được nghỉ 2 ngày/ lần khám.
Nghỉ việc theo chế độ ốm đau:
Nhiều mẹ nghén nặng, bác sĩ chỉ định nhập viện hoặc cần nghỉ dưỡng tại nhà thì mẹ không nên đi làm. Các mẹ muốn được hưởng bảo hiểm thì cần có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Theo đó, Các mẹ đóng bảo hiểm dưới 15 năm thì được nghỉ 30 ngày. Mẹ đóng đủ từ 15 năm – 30 năm thì được nghỉ 40 ngày. Mẹ nào đóng bảo hiểm đủ từ trên 30 năm thì quy định được nghỉ 60 ngày.
Đặc biệt, nếu mẹ đang làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, công việc nặng nhọc hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên thì sẽ có thời gian nghỉ nhiều hơn. Cụ thể, mẹ đóng bảo hiểm dưới 15 năm thì được nghỉ 40 ngày. Mẹ được nghỉ 50 ngày khi đóng đủ bảo hiểm từ 15 – 30 năm. 70 ngày là số ngày mẹ được nghỉ nghi đóng bảo hiểm đủ trên 30 năm.
Nghỉ bầu để dưỡng sức và phục hồi:
Sau thời gian nghỉ việc theo chế độ ốm đau mà mẹ bầu vẫn chưa hồi phục sức khoẻ thì sẽ được nghỉ thêm 5 ngày. Mỗi ngày, mẹ được trợ cấp 30% mức lương cơ sở.
Chế độ bảo hiểm y tế:
Mẹ bầu ốm nghén có được hưởng bảo hiểm không? Khi mẹ nghén có sự can thiệp và hỗ trợ y tế thì sẽ vẫn được hưởng bảo hiểm y tế như khám và chữa bệnh các bệnh khác. Mức bảo hiểm sẽ tùy thuộc vào cơ sở y tế mà mẹ chọn khám hoặc chữa bệnh.
Mẹ bầu ốm nghén có được hưởng bảo hiểm không? Hiện nay, pháp luật có những điều luật hỗ trợ mang đến nhiều lợi ích để bảo vệ trẻ em và mẹ bầu. Tuy nhiên chắc hẳn ai cũng muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi. Vì vậy, các mẹ khi mang thai bị nghén thì cố gắng thay đổi chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng nghén. Ngũ cốc bầu Lạc Lạc được nghiên cứu để chị em vượt qua giai đoạn nghén ngẩm. Thành phần ngũ cốc giúp mẹ cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất, vi chất có thể thay thế sữa bầu. Đồng thời, ngũ cốc thơm ngon, thành phần thực vật nên mẹ uống mỗi ngày giảm nghén rất hiệu quả. Hàng triệu mẹ bầu Việt đã sử dụng và hiệu quả rất tốt. Mẹ bầu ốm nghén, không ăn uống được, lo lắng thiếu chất thì nên sử dụng từ 2 – 3 ly nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?