Ngoài táo bón, chuột rút thì khó thở khi mang thai là một trong những thay đổi cơ thể khi các mẹ mang bầu. Theo nghiên cứu khoa học thì khoảng 60% phụ nữ mang thai sẽ gặp tình trạng khó thở này. Các mẹ mang bầu lần đầu và đặc biệt là lúc dịch Covid đang phức tạp thì cũng không cần phải quá lo lắng về triệu chứng khó thở này. Chi tiết, mẹ bầu hãy tìm hiểu những lưu ý sau đây.
Khó thở khi mang thai xuất hiện giai đoạn nào?
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ bắt đầu có nhiều thay đổi và xuất hiện nhiều triệu chứng. Trong hơn 9 tháng, bà mẹ sẽ xuất hiện hiện các triệu chứng gây khó chịu mệt mỏi. Và khó thở khi mang thai cũng đồng thời xuất hiện cùng các triệu chứng khác.
Thông thường thì hầu hết các mẹ đầu sẽ thường khó thở vào những tháng cuối thai kỳ. Nhưng một số ít thì đã phải trải nghiệm cảm giác này từ ngày đầu. Vì vậy, tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng người mà thời gian xuất hiện và độ khó thở sẽ diễn ra khác nhau.
Tại sao mang thai, mẹ bầu lại khó thở?
Mẹ bầu sẽ bắt đầu có những thay đổi về hoocmon và cấu tạo của cơ thể. Theo đó, một trong những hoocmon ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của mẹ bầu là Progesterone gia tăng. Loại hoocmon này khi gia tăng quá nhiều sẽ kích thích lên não bộ kích thích trung tâm hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi. Khi đó, mẹ bầu sẽ khó thở, cần thở gấp hơn bình thường.
Vào những tháng cuối thai kỳ, kích thước tử cung của mẹ sẽ lớn dần lên theo sự phát triển của thai nhi. Thai nhi càng lớn, tử cung càng mở rộng. Sự phát triển lớn lên của tử cung sẽ chèn lên cơ hoành. Đây chính là lý do, khi càng giai đoạn cuối mẹ bầu càng cảm thấy khó thở hơn khi mới mang thai.
Bên cạnh 2 lý do về thay đổi trong cơ thể thì một nguyên nhân quan trọng khiến mẹ bầu khó thở đó chính là do thiếu máu. Bởi vì mang thai yêu cầu cơ thể người mẹ hoạt động nhiều hơn thông thường để đưa oxy đi khắp cơ thể và bào thai. Nên thiếu máu thì sẽ khiến cơ thể khó thở. Thiếu máu khi đang mang thai ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé nên cần phải được điều trị sớm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, một số mẹ bầu có tiền sử các bệnh liên quan đến hô hấp cũng sẽ thường xuyên gặp tình trạng khó thở. Các mẹ mang thai khi bị bệnh hen suyễn, thuyên tắc phổi hoặc cơ tim chu sản, giữ nước là những bệnh khiến tình trạng khó thở nguy hiểm hơn so với mẹ bầu khác.
Khó thở có nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và em bé không?
Như chia sẻ ở trên thì khó thở khi mang thai bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nếu mẹ bầu khó thở do thay đổi hoocmon hoặc cơ thể thì hoàn toàn bình thường. Triệu chứng khó thở sẽ kết thúc khi mẹ bầu sinh xong.
Tuy nhiên, trong quá trình khám thai mà mẹ bầu phát hiện thiếu máu, hay có các bệnh lý liên quan đến hô hấp thì cần lắng nghe lời khuyên và chỉ định của bác sĩ. Bởi khó thở do bệnh lý kéo dài thì gây nguy hiểm cho 2 mẹ con. Trường hợp mẹ thấy tim đập nhanh, khi thở thấy đau ngực, khó thở, đau đầu, chóng mặt, tay chân hoặc môi chuyển màu sang xanh thì cần đi khám ngay.
5 lưu ý giúp mẹ bầu thở dễ dàng hơn
Nếu mẹ bầu thấy khó thở, tức ngực thì hãy nhớ đến 5 lưu ý dưới đây để thở dễ dàng hơn.
Thở bằng bụng: Thông thường, chúng ta thường thở bằng ngực, nhưng nếu cảm thấy khó thở thì mẹ bầu có thể tập hít thở bằng bụng. Đây là cách thở giúp mẹ thở sâu hơn, thoải mái hơn. Cách thực hiện dễ dàng: Mẹ nằm ngửa, thả lỏng, ta đặt lên bụng, hít vào bằng mũi, bụng phình lên. Khi mẹ cảm nhận được không khí đầy phổi và bụng thì giữ lại vài giây, sau đó thở nhẹ nhàng ra bằng miệng.
Thở bằng miệng: Đây là cách hữu ích và dễ làm, phù hợp với các mẹ bầu đang đi làm không có thời gian nằm nghỉ ngơi. Mẹ chỉ cần ngồi ở tư thế thoải mái, cơ ở vai và cổ tư giãn. Sau đó, mẹ hít không khí từ mũi rồi thở ra bằng miệng trong vòng 4 giây. Lưu ý, khi thở ra, hai môi mẹp ép lại, để 1 khoảng nhỏ ở chính giữa môi để thở ra. Quá trình này mẹ nên thực hiện lặp lại trong khoảng 4 – 5 phút để có hiệu quả lấy nhiều oxy, thoải mái và giảm mệt mỏi hơn.
Để ý đến tư thế ngồi, nằm: Tư thế ngồi và nằm ảnh hưởng nhiều đến việc thở của chúng ta. Với mẹ bầu thì khi ngồi nên lưu ý ngồi thẳng lưng, vai đẩy về phía trước giúp phổi mở rộng, cơ hoành được giảm áp lực từ đó tạo điều kiện cho không khí đi vào phổi. Vào các tháng cuối, mẹ muốn ngồi thoải mái hơn thì nên sử dụng ghế nhựa, đồng thời không nên nằm quá nhiều vì em bé lớn sẽ chèn lên cơ hoành của mẹ nhiều hơn. Khi nằm mẹ nên nằm nghiêng sang trái, kê thêm một chiếc gối nhỏ sau lưng để giảm áp lực lên phổi, động mạch chủ.
Trang phục: Phụ nữ luôn muốn đẹp mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, khi mang thai nên chọn các trang phục rộng rãi, ít bị gò bó phần ngực để cơ thể thoải mái và thở dễ hơn.
Bổ sung chất dinh dưỡng: Nếu cơ thể thiếu máu thì mẹ cần bổ sung thêm dinh dưỡng, sắt để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và bé. Trường hợp mẹ ốm nghén, ăn uống khó hấp thu thì có thể bổ sung vào thực đơn Ngũ cốc bầu Lạc Lạc để tăng dinh dưỡng cho mẹ và bé, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin.
Khó thở khi mang thai là triệu chứng phổ biến ở quá trình mang thai. Trường hợp các mẹ bị ho, đau họng thì có thể tìm hiểu và sử dụng thêm dầu húng chanh Minion để sử dụng. Dầu húng chanh Minion có chiết xuất từ thiên nhiên rất tốt cho mẹ và bé, hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh về hô hấp rất tốt. Với các chia sẻ trên đây, hy vọng các mẹ bầu an tâm hơn về tình hình sức khỏe của mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?