Truyền nước biển được xem là cách bổ sung chất điện giải, khoáng chất và nước cho cơ thể khi mệt mỏi, ăn uống không tốt. Do đó, nhiều bà bầu khi ốm nghén quá nặng thì thắc mắc bà bầu có nên truyền nước không? Vì vậy, Dr. Maya xin phép chia sẻ về vấn đề này trong bài viết dưới đây để các mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Truyền nước để làm gì?
Trước khi tìm hiểu mẹ bầu có nên truyền nước hay không thì chị em cần hiểu rõ về dịch truyền. Hiện nay, trong y tế có đến 21 loại dịch truyền khác nhau. Thông thường những người bị sốt cao mất nước, người ốm, suy nhược cơ thể, người bệnh đang điều trị sẽ được bác sĩ cho truyền nước.
21 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1 là dịch truyền cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh, không ăn uống được hoặc gặp vấn đề về tiêu hoá. Nhóm này chứa các thành phần như chất béo, đạm, vitamin, đường…
Nhóm 2 là cung cấp chất điện giải, nước cho những người gặp các vấn đề về mất nước, tiêu chảy, ói mửa, ngộ độc thức ăn…
Nhóm 3 là bù dịch tuần hoàn hoặc bù nhanh albumin. Loại dịch này chứa cao phân tử, gelofusine, dextran, haes – steril, albumin… thường được dùng để chống sốc do mất máu, bỏng, sau phẫu thuật hoặc suy gan…
Mẹ bầu có nên truyền nước không?
Các mẹ rơi vào tình trạng nghén nặng, cả ngày không ăn uống gì được rất lo lắng. Do đó, chị em thắc mắc mẹ bầu có nên truyền nước không là điều dễ hiểu. Mẹ bị nghén có thể mất nước, có mẹ bị rối loạn điện giải, hạ đường huyết, luôn trong tình trạng hoa mắt chóng mặt…
Khi hỏi mẹ bầu có nên truyền nước không thì các bác sĩ sẽ đều cho phép mẹ bầu truyền. Truyền nước không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé, giúp bổ sung chất điện giải, nước và dinh dưỡng cho mẹ.
Những lưu ý khi truyền nước cho mẹ bầu:
- Mẹ bầu có nên truyền nước không? Được, nhưng cần chú ý những điều sau:
- Lựa chọn địa chỉ truyền nước tin cậy, uy tín, không nên tự ý mua và truyền nước tại nhà
- Các thiết bị, đồ dùng y tế phải đảm bảo sát khuẩn, vô trùng
- Tốc độ truyền phù hợp, không truyền quá nhanh hay quá chậm
- Không lạm dụng việc truyền nước kéo dài và thay thế cho bữa ăn hàng ngày
Những biến chứng có thể gặp khi chuyền nước
Mẹ bầu có nên truyền nước không thì mẹ hoàn toàn có thể truyền. Tuy nhiên, một số mẹ có thể gặp biến chứng khi truyền nước nên cần phải thực hiện truyền ở bệnh viện hoặc trung tâm y tế, tránh nguy hiểm:
Vùng da tại vị trí tiêm bị sưng đau và phù thì có thể mẹ bầu viêm tĩnh mạch. Trường hợp nguy hiểm thì có thể bị hoại tử một phần cơ, nhưng tình trạng này hiếm khi xảy ra.
Mẹ bầu truyền thừa lượng cơ thể cần thì sẽ bị dị ứng, phù toàn thân, rối loạn điện giải, suy tim, nặng thì sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Khi truyền, mẹ bầu có cảm giác sốt cao, khó thở, rét run, cơ thể tím tái, bồn chồn, đổ mồ hôi thì nên báo ngay nhân viên y tế để xử lý ngay tránh sốc phản vệ.
Mẹ bầu có nên truyền nước không? Chắc chắn các mẹ đã có câu trả lời rồi. Truyền nước có tác dụng nạp thêm năng lượng nhưng chỉ là biện pháp tạm thời, mẹ không thể thay thế được ăn uống hàng ngày. Vì vậy mẹ đừng lạm dụng việc truyền nước. Thay vào đó, mẹ bầu thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và có thực đơn ăn uống phù hợp.
Các mẹ nghén nặng không ăn uống được thì nên sử dụng thêm ngũ cốc bầu Lạc Lạc. Ngũ cốc bầu có thành phần gần 40 loại hạt, giúp cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin cho bà bầu thay thế cho sữa bầu. Mẹ bầu uống mỗi ngày mà không bị ngán, hương vị thơm ngon, dễ uống. Đặc biệt, ngũ cốc giúp mẹ giảm cảm giác nghén rất hiệu quả, dinh dưỡng vào con không vào mẹ, hạn chế dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Hiện nay, hàng triệu mẹ bầu đã lựa chọn sử dụng ngũ cốc bầu Lạc Lạc để sử dụng cả thai kỳ. Mẹ nghén hãy tìm hiểu và sử dụng ngay.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?