Ăn dặm là sự thay đổi lớn trong quá trình phát triển của trẻ. Giai đoạn này các con chuyển từ 100% bú mẹ sang bổ sung thêm dinh dưỡng thì các món ăn khác. Bên cạnh việc con biếng ăn, không chịu ăn dặm thì nhiều bé ăn dặm thường bị táo bón. Các mẹ lo lắng và tìm nhiều cách để khắc phục nhưng chưa giải quyết dứt điểm vấn đề này thì hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách xử lý con ăn dặm bị táo bón ngay trong bài viết này nhé!
Con ăn dặm bị táo bón do đâu?
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bé bước vào thời kỳ ăn dặm lại thường xuyên bị táo bón. Con ăn dặm táo bón có thể do 5 nguyên nhân này:
Hệ tiêu hoá chưa làm quen được với sự thay đổi: Từ việc bú sữa mẹ 100% thì ăn dặm thêm sẽ yêu cầu hệ tiêu hoá của trẻ phải thay đổi. Các cơ quan bất ngờ có tiếp nhận các món ăn khác sữa mẹ, bắt buộc phải làm việc nhiều hơn. Trong khi đó, hệ tiêu hoá của con còn non nớt, chưa hoàn thiện nên dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá, táo bón.
Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm khi mới 3 hoặc 4 tháng: Thông thường trẻ từ 6 tháng thì mới nên tập ăn dặm. Tuy nhiên, nhiều gia đình cho bé ăn sớm hơn cột mốc này khi con ăn nhưng không tiêu, lâu dần dẫn đến táo bón.
Chế độ dinh dưỡng không cân đối: 4 nhóm dinh dưỡng bé cần được cân đối là tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất. Mẹ không nên tập trung bổ sung 1 chất mà thiếu các chất khác. Các bà mẹ hay mắc phải sai lầm là cho con ăn nhiều thịt, cá, tinh bột nhưng ít chất xơ, rau củ nên con ăn dặm bị táo bón thường xuyên.
Sữa công thức không được pha đúng: Sữa công thức nếu pha loãng quá thì bé không nạp đủ dinh dưỡng, pha đặc quá thì gây nóng trong khiến bé bị táo bón. Vì vậy pha sữa công thức cần có công thức, định lượng rõ ràng để bé dễ tiêu hoá.
Bé bị thiếu nước: Cơ thể trẻ nhỏ không nạp đủ lượng nước cần thiết thì phân sẽ bị khô. Quá trình đẩy phân ra khỏi cơ thể gặp nhiều khó khăn nên bị tích tụ lại gây táo bón.
Cách xử lý khi con ăn dặm bị táo bón
Con ăn dặm bị táo bón là điều xảy ra ở rất nhiều trẻ nhỏ. Bố mẹ nên quan sát trẻ để phát hiện con bị táo bón thì có cách xử lý sớm. Bởi vì nếu tình trạng táo bón kéo dài ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ của bé. Ví dụ như bé bị nứt kẽ hậu môn, tích tụ độc tố, đau rát hậu môn khi tình trạng táo bón trầm trọng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ…
Để xử lý tình trạng con ăn dặm bị táo bón thì từ các nguyên nhân để áp dụng cách khắc phục phù hợp. Đầu tiên các mẹ nên cho con ăn dặm đúng tháng tuổi, không nên ăn quá sớm. Hãy cho bé tập làm quen với các món ăn từ lỏng mềm rồi mới dần chuyển sang đặc, cứng. Đối với các bé sử dụng sữa công thức thì bố mẹ cần đảm bảo pha sữa đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài sữa thì bố mẹ nhớ cho con uống đủ nước mỗi ngày. Bố mẹ cho con vận động các trò chơi nhẹ nhàng, massage bụng để giúp con thư giãn vừa cải thiện tình trạng táo bón.
Con ăn dặm bị táo bón do lười ăn rau xanh, củ quả thì bố mẹ có thể chế biến những món bắt mắt, hấp dẫn để bé thích ăn rau hơn. Ngoài ra, bố mẹ hoàn toàn có thể cho con sử dụng siro ăn ngon Minion Happy mỗi ngày khi con đã đủ 6 tháng tuổi. Siro ăn ngon Minion Happy chứa các thành phần giúp bé thèm ăn, ăn ngon các món ăn đa dạng từ thịt cá đến rau củ, trái cây. Các vitamin, khoáng chất có trong siro ăn ngon Minion Happy cũng hỗ trợ các bé giảm bớt táo bón rất hiệu quả.
Con ăn dặm bị táo bón là vấn đề được nhiều ông bố bà mẹ quan tâm hiện nay. Dr. Maya hi vọng với những cách xử lý đơn giản trên đây thì các bố mẹ có thể áp dụng ngay cho bé ở nhà và giúp bé nhanh chóng hết táo bón, ăn ngon, hấp thụ tốt, phát triển khoẻ mạnh nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?