Các câu hỏi thường gặp khi trữ đông sữa mẹ

Sau khi dùng ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc, nhiều mẹ có nguồn sữa mẹ dồi dào và muốn trữ đông sữa cho con. Tuy nhiên, lần đầu làm mẹ và tìm hiểu cách trữ đông sữa mẹ khiến các mẹ bối rối, không biết làm thế nào. Trong bài viết này, Dr. Maya sẽ giải đáp giúp các mẹ bỉm sữa những câu hỏi thường gặp khi trữ đông sữa mẹ. 

Cho con dùng sữa trữ đông có tốt không?

Việc cho con bú mẹ trực tiếp là điều luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Bởi vì khi trẻ bú trực tiếp sẽ tạo nên sự thân thiết gắn bó, chất lượng sữa nguyên chất nhất. Trữ đông sữa mẹ là phương pháp thuận tiện và hiệu quả khi mẹ nhiều sữa hoặc bận rộn đi làm không cho con bú ngay được. 

Mẹ nên trữ đông sữa tối đa trong thời gian 6 tháng trở lại

Sữa mẹ có thể trữ đông trong vòng 12 tháng. Nhưng để sữa giữ được chất lượng tốt nhất là 6 tháng trở lại. Trữ đông sữa mẹ quá lâu sẽ làm mất đi men Lipase. Đây là men có khả năng tiêu hóa chất béo, đồng thời giảm đi một số thành phần khác. Ngoài ra, khi trữ đông thì mẹ cần đảm bảo vệ sinh dụng cụ đứng, tủ lạnh, bảo quản sữa đúng cách để tránh nhiễm khuẩn. 

Một điểm lưu ý nữa là cơ thể mẹ sẽ sản xuất sữa thay đổi thành phần theo sự phát triển của con. Nếu mẹ trữ đông sữa lên đến vài tháng thì khi đó con lớn rồi sữa sẽ không phù hợp với độ tuổi của con. 

Sữa khi trữ đông bị đổi màu có phải đã hỏng?

Sữa mẹ khi mới hút sẽ có màu trắng

Sữa mẹ khi mới hút ra thường sẽ có màu trắng, hương thơm dịu. Tuy nhiên, một số mẹ chia sẻ sữa khi trữ đông thì chuyển sang màu nâu, vàng hoặc xanh. Nhưng thực tế đây là điều hoàn toàn bình thường. Trong sữa mẹ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nên khi bảo quản trong tủ lạnh thì xuất hiện hiện tượng tách lớp. Khi mẹ rã đông và làm ấm thì nên lắc nhẹ để trộn đều các thành phần với nhau trước khi cho con bú.

Nếu mẹ lo ngại thì có thể nếm thử mùi vị của sữa trước khi cho con bú. Sữa mẹ đạt chuẩn sẽ có vị nhạt, không ngọt như sữa công thức. Sữa có mùi tanh hôi, chua là đã hỏng, mẹ nên bỏ đi.

Trữ đông sữa mẹ có mùi là do nguyên nhân nào?

Mẹ đã trữ đông đúng cách nhưng sữa vẫn có mùi thì thực tế không có vấn đề gì. Bởi vì sữa trữ đông sẽ xảy ra quá trình enzyme lipase nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại để phân hủy chất béo. Từ đó giải phóng ra axit béo nên làm biến đổi mùi hương của sữa.

Có nên cho sữa mới vắt vào chung sữa đã trữ đông trước đó?

Mẹ không nên cho sữa mới vắt vào chung với sữa trước đó

Mẹ không nên vì tiết kiệm túi hoặc bình đựng sữa mà cho sữa cũ và mới vào chung. Bởi vì sữa mới và cũ có nhiệt độ khác nhau nên khi cho vào chung sữa nhanh hỏng. Bên cạnh đó, với những mẹ nhiều sữa thì cần chia rõ theo ngày giờ để tránh quá hạn sử dụng cũng như cho trẻ dùng trước những túi sữa đã vắt trước, sữa vắt sau dùng sau.

Rã đông sữa bằng lo vi sóng hay theo nhiệt độ phòng thì tốt hơn?

Thực tế trữ đông sữa mẹ là một quá trình đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mỉ thì rã đông sữa để cho con sử dụng cũng không đơn giản. Nhiều mẹ chọn cách rã đông bằng lò vi sóng hoặc để cho sữa tự rã đông bằng nhiệt độ phòng. Nhưng cả hai cách này đều không tốt. 

Bởi vì lò vi sóng không có khả năng làm nóng toàn bộ túi sữa. Đồng thời quá trình làm nóng trong lò vi sóng sẽ khiến một số thành phần trong sữa mẹ bị triệt tiêu. Khi rã đông tự nhiên bằng nhiệt độ thường thời gian rất lâu, vi khuẩn xâm nhập dễ dàng nên khiến sữa hỏng trước khi cho con bú. 

Sữa mẹ trữ đông sau khi để 1 ngày trong ngăn mát thì mẹ đưa ra làm ấm và cho con bú

Cách tốt nhất là trước khi cho con sử dụng mẹ nên cho sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát. Sau một ngày thì sữa gần như đã chuyển sang dạng lỏng. Mẹ mang ra ngoài thời gian ngắn là sữa hóa lỏng thì lắc nhẹ để các lớp sữa hòa đều vào nhau rồi cho vào nước ấm để sữa ấm lên là cho con dùng được. 

Trên đây là những câu hỏi thường gặp khi trữ đông sữa mẹ. Hy vọng các mẹ đã có kiến thức để bảo vệ sữa mẹ một cách tốt nhất, các con sẽ luôn có được dòng sữa chất lượng để phát triển toàn diện và khỏe mạnh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Developed by Tiepthitute