Trong những ngày đầu tháng 5 vừa qua, thông tin về bệnh gan bí ẩn ở trẻ đang được các kênh thông tin, báo đài đưa tin liên tục. Căn bệnh này đã xuất hiện hàng trăm ca mắc ở châu Âu, châu Mỹ, một số ở châu Á. Mặc dù tại Việt Nam chưa có công bố trường hợp nào mắc bệnh này nhưng các chuyên gia đã và đang thường xuyên đưa ra các cảnh bảo đến các bậc phụ huynh.
Một vài thông tin về bệnh viêm gan bí ẩn
Viêm gan là bệnh lý thường gặp ở trẻ em khi gan bị rối loạn tự nhiên, nhiễm khuẩn hoặc do ảnh hưởng của thuốc. Tuy nhiên, thời gian qua thế giới đã xuất hiện nhiều trẻ ở độ tuổi dưới 16 liên tục mắc bệnh viêm gan mà không rõ nguyên nhân do đâu. Những đứa trẻ này đến từ nhiều quốc gia từ các châu lục khác nhau. Đặc biệt, trẻ trước khi mắc bệnh viêm gan bí ẩn thì hoàn toàn khỏe mạnh bình thường và không có bệnh nền.
Sự nguy hiểm của bệnh viêm gan bí ẩn
Từ tháng 4/2022, bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em xuất hiện ca nhiễm đầu tiên tại nước Anh. Ngay sau đó, 20 quốc gia và vùng lãnh thổ liên tiếp công bố có ca nhiễm là Đức, Đan Mạch, Israel, Indonesia, Tây Ban Nha… Phần lớn các ca mắc xuất hiện ở châu Mỹ, châu Âu, một số nước Đông Nam Á. Đến đầu tháng 5, cả thế giới có ít nhất 300 bé đã mắc căn bệnh này. Viêm gan bí ẩn đã khiến nhiều bé rơi vào tình trạng nguy hiểm: 9 ca đã tử vong, 18 ca cần ghép gan.
Trước sự bị ẩn của bệnh viêm gan ở trẻ em, nhiều nước đã đưa ra cảnh báo trên phạm vi toàn quốc. Việt Nam chưa có ca nhiễm nhưng cũng đã có những động thái cảnh bảo bố mẹ trẻ quan tâm, theo dõi sức khoẻ con sát sao. Những bé có biểu hiện bất thường thì cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất.
Nguyên nhân ban đầu gây bệnh viêm gan bí ẩn
Đến nay, bệnh viêm gan bí ẩn đang khiến các nhà khoa học đau đầu vì chưa thể phát hiện và xác định chính xác được nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Từ các bệnh nhân đầu tiên, các nghiên cứu không đã cố gắng tìm hiểu các loại virus viêm gan cấp tính thường gặp như A, B, C, D, E. Nhưng điều đặc biệt là những virus này không tồn tại trong cơ thể các bé.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Hoa Kỳ và Anh đã kiểm tra được 192 trẻ mắc bệnh viêm gan bí ẩn dương tính với virus Adenovirus. Đây là loại virus có thể lây từ chó sang người. Trong khi đó, tại Anh có khoảng 70% trẻ nhiễm bệnh thường xuyên tiếp xúc với chó.
Do đó các chuyên ra nghi ngờ rằng Adenovirus từ chò là nguyên nhân gây bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết cũng đang cho rằng căn bệnh này ở trẻ đang là biến chứng hậu Covid 19.
Các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh viêm gan bí ẩn
Như đã nói ở trên thì trẻ trước khi mắc bệnh viêm gan bí ẩn thì có sức khỏe hoàn toàn bình thường, chỉ khi bắt đầu phát bệnh thì mới xuất hiện các triệu chứng đi kèm. Ban đầu, bé xuất hiện các biểu hiện đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó chịu…. Bệnh chuyển biến nặng thì trẻ sẽ bị vàng da, vàng mắt, men gan tăng cao, nước tiểu đổi màu sẫm, cơ thể mất dần ý thức, bị co giật.
Tuy có những biểu hiện gần giống viêm gan virus cấp tính nhưng điểm đặc biệt của bệnh viêm gan bí ẩn là không sốt như nhiễm virus thông thường.
Những lưu ý của chuyên gia
Bệnh viêm gan bí ẩn khiến nhiều phụ huynh lo lắng nhưng không vì vậy mà bố mẹ quá hoang mang. Các chuyên gia khuyến cáo đến bố mẹ các biện pháp để bảo vệ con trong thời điểm này:
Giữ gìn vệ sinh cho con thường xuyên, tiếp tục đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tụ tập nơi đông người. Vệ sinh đồ chơi, không gian sống của con hàng ngày.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con với 4 nhóm chất, tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc… Tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi.
Ăn uống là các nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ phòng chống các bệnh như viêm gan bí ẩn. Bố mẹ cần quan tâm chất lượng bữa ăn cho bé. Các bé biếng ăn thì bố mẹ nên cho con sử dụng thêm siro ăn ngon Minion Happy để vừa kích thích con ăn ngon vừa bổ sung dưỡng chất quan trọng cho sức đề kháng như kẽm, canxi, lysine, DHA, vitamin nhóm B, D3, FOS…
Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin và cảnh báo của các chuyên gia về bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ nhỏ. Vì nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm chưa được tìm ra nên bố mẹ hãy theo dõi sức khoẻ của con mỗi ngày để bảo vệ con tốt nhất nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?