Khi mang thai, nhiều chị em nghén ngẩm, căng thẳng, mệt mỏi. Lúc này, không ít mẹ bầu không ăn nổi các món ăn từ thịt cá, tôm cua nhưng lại rất thèm ăn mì tôm. Tuy nhiên, ăn mì tôm khi mang bầu có được không là thắc mắc của các mẹ bầu. Thực tế ăn mì tôm có tốt không, dinh dưỡng cho mẹ và bé ảnh hưởng thế nào?
Các thành phần có trong mì tôm, mẹ bầu cần lưu ý
Ăn mì tôm khi mang bầu có được không? Chắc hẳn là câu hỏi của không ít chị em khi mang thai. Bởi so với các thực phẩm tươi sống thì mì tôm là sản phẩm được chế biến với nhiều thành phần nguyên liệu khác nhau. Khi mang thai, chị em cần chú trọng đến các thành phần dinh dưỡng cũng như khẩu phần ăn của mình. Vì vậy trước khi tìm hiểu ăn mì tôm khi mang bầu có được không thì mẹ bầu nên biết đến các thành phần có trong mì tôm.
Bột mì tinh chế: Mặc dù, các nhà sản xuất thường xuyên đưa ra những lời quảng cáo như mì từ khoai tây, mì không chiên… Nhưng hầu hết, mì tôm được làm từ bột mì tinh chế. Điều này dẫn đến hàm lượng chất dinh dưỡng đã mất đi rất nhiều.
Muối: 100g mì thì có 2,5g muối. Khi mẹ bầu nạp quá nhiều mì tôm thì lượng muối thừa trong cơ thể sẽ rất lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe phụ nữ mang thai, gây ra hiện tượng cao huyết áp.
Chất bảo quản: Mì tôm có chứa chất bảo quản, các hương liệu tổng hợp, màu thực phẩm. Do đó, mẹ cân nhắc ăn mì tôm khi mang bầu không là hoàn toàn đúng.
Bột ngọt: Để gia tăng hương vị món ăn thì trong mì tôm dễ tìm thấy thành phần của bột ngọt. Những sản phẩm có lượng bột ngọt thấp thì cơ thể mẹ có thể tự đào thải ra ngoài. Ngược lại nếu nạp quá nhiều bột ngọt thì không chỉ mẹ bầu mà thai nhi cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
Chất béo: Trong các thực phẩm chế biến sẵn như mì tôm thì luôn có thành phần chất béo chuyển hóa. Mẹ ăn nhiều mì tôm sẽ không kiểm soát được nồng độ cholesterol, đặc biệt là khi mang thai.
Ăn mì tôm khi mang bầu có được không?
Ăn mì tôm khi mang bầu có được không? Trên thực tế, mì tôm là món ăn tiện lợi, đa hương vị, lại có giá thành rẻ. Đặc biệt nhiều mẹ bầu rất thèm ăn dù nghén ngẩm. Các chuyên gia dinh dưỡng không khuyến khích chị em mang thai ăn mì tôm.
Bởi vì, mì tôm không đảm bảo nguồn protein, vitamin và chất xơ cho cơ thể. Đây cũng không phải là món ăn lành mạnh, không phù hợp với hệ tiêu hoá của chị em bầu bì. Ngoài ra, ăn quá nhiều mì tôm sẽ khiến chị em gia tăng các bệnh về tiểu đường, tim mạch.
Để kiểm soát cơn thèm ăn này thì khi mẹ bầu thèm ăn mì tôm hay thay thế bằng 1 ly ngũ cốc bầu Lạc Lạc. Trong ngũ cốc bầu Lạc Lạc có gần 40 loại hạt cao cấp như óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt sen, các loại đậu, hạt chia Úc, hạt thông… Hàm lượng protein cao, giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất nên hoàn toàn có thể thay thế sữa bầu. Mẹ uống ngũ cốc dễ tiêu hoá, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn. Đặc biệt, sử dụng ngũ cốc bầu Lạc Lạc mỗi ngày giúp mẹ giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Ăn mì tôm khi mang bầu có được không? Chắc chắn các mẹ đã biết nên ăn hay không. Thai kỳ 9 tháng 10 ngày vất vả, chắc hẳn bà mẹ nào cũng mong muốn mang đến điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Vì vậy, hãy cân bằng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, an toàn các mẹ nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?