Thuộc nhóm vitamin khoáng chất cần thiết bổ sung khi mang bầu, acid folic giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển. Tuy nhiên, những chị em lần đầu mang bầu không có nhiều thông tin về loại vitamin đặc biệt này và tại sao mẹ bầu cần bổ sung acid folic? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Dr. Maya.
Acid folic là chất gì?
Mẹ bầu cần bổ sung acid folic bởi đây là 1 trong 13 vitamin cần thiết mà cơ thể phải nạp mỗi ngày. Tên gọi khác của acid folic chính là vitamin B9. Cơ thể muốn tạo ra các tế bào mới hàng ngày thì đều cần đến vitamin này. Dễ nhận biết nhất là quá trình tái tạo da, móng tay mỗi ngày. Đối với quá trình mang thai thì acid folic ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động phân chia tế bào, tạo hồng cầu, tổng hợp DNA, RNA…
Tại sao mẹ bầu cần bổ sung acid folic mỗi ngày?
Acid folic giống như các loại vitamin khác là con người không thể tự sản xuất và dự trữ được mà cần phải bổ sung hàng ngày. Thông thường, người lớn cần nạp chất này để não và hệ thần kinh phát triển, vận hành thuận lợi. Trường hợp, người lớn không nạp đủ acid folic thì sẽ có nguy cơ loạn thần kinh, luôn cảm thấy chán nản, thậm chí rơi vào tình trạng tự kỷ.
Tại sao mẹ bầu cần bổ sung acid folic? Không chỉ quan trọng với cơ thể mẹ, acid folic còn rất cần đối với thai nhi ngay từ những tháng đầu tiên. Quá trình hình thành các ống thần kinh của thai nhi cần đến acid folic. Đồng thời với đó, con sẽ giảm nguy cơ mắc các dị tật khi mẹ bổ sung đủ acid folic.
Ngược lại nếu mẹ không bổ sung đủ chất này khi mang thai thì con sẽ dễ mắc các vấn đề về thần kinh, loạn ngôn ngữ, các dị tật bẩm sinh như vô sọ, dị tật đốt sống, nứt đốt sống, các dị tật ở môi, miệng… Bên cạnh đó, acid folic tham gia vào hoạt động tạo hồng cầu. Do đó khi thiếu thì mẹ bầu dễ thiếu máu, mệt mỏi, giảm trí nhớ thậm chí sinh non, sẩy thai.
Mẹ bầu hãy bổ sung đủ và đúng acid folic
Mẹ bầu cần bổ sung acid folic mỗi ngày và liều lượng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Mẹ bầu cần bổ sung acid folic đúng và đủ. Thông thường trong giai đoạn trước khi có thai và 3 tháng đầu thì mẹ nên nạp khoảng 400 microgram acid folic/ngày. Các tháng còn lại của thai kỳ thì liều lượng sẽ tăng lên khoảng 600 microgram acid folic/ngày. Sau sinh, mẹ vẫn tiếp tục bổ sung với khoảng 500 microgram acid folic/ngày.
Lượng acid folic có thể cao hơn nếu bố mẹ đang gặp những trường hợp này: Bố mẹ hoặc thành viên trong gia đình đã có tiểu sự dị tật liên quan đến thần kinh, mẹ bầu bị chứng động kinh hoặc đái tháo đường. Những trường hợp này thì mẹ bầu không nên chủ quan mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Các thực phẩm chứa hàm lượng acid folic cao tốt cho bà bầu
Mẹ bầu cần bổ sung acid folic nên tìm hiểu các loại thực phẩm giàu chất này. Thực tế, acid folic xuất hiện ở đa dạng các loại thực phẩm từ thịt, gan đến rau củ, ngũ cốc. Trong thực đơn bữa ăn của mình, mẹ bầu hoàn toàn có thể thay đổi đa dạng để đủ chất mà không bị ngán. Các thực phẩm chứa hàm lượng acid folic cao tốt cho bà bầu, các mẹ có thể sử dụng hàng ngày như gạo lứt, ngũ cốc, cam, rau xanh, măng đen, trứng…
Bên cạnh các món ăn hàng ngày thì mẹ uống ngũ cốc bầu Lạc Lạc chính là cách bổ sung acid folic hiệu quả, đơn giản và tiết kiệm. Ngũ cốc bầu Lạc Lạc có đến gần 40 loại hạt, được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao về hàm lượng acid folic như gạo lứt, các loại đậu, hạt óc chó, macca, hạnh nhân, hạt điều, hạt sen… Ngoài acid folic, ngũ cốc cung cấp thêm các nhóm vitamin và dưỡng chất quan trọng như omega, canxi, chất xơ, kẽm, magie… Đặc biệt, khi mang thai mà mẹ nghén không uống được sữa bầu thì có thể thay thế bằng ngũ cốc bầu Lạc Lạc.
Mẹ bầu cần bổ sung acid folic hàng ngày để cả mẹ và bé có sức khoẻ tốt, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai. Là vitamin mà cơ thể không tự sản xuất được nên các mẹ hãy cố gắng ăn uống để nạp đủ nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cần nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?