Bên cạnh các vitamin, khoáng chất thì chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Đặc biệt, khi mang thai, chị em bổ sung đủ chất xơ sẽ hạn chế được nhiều nguy cơ táo bón, tiểu đường thai kỳ… Vì vậy, bổ sung chất xơ khi mang thai rất cần thiết và quan trọng.
Tại sao chị em cần bổ sung chất xơ khi mang thai?
Bổ sung chất xơ khi mang thai là bước quan trọng để mẹ có đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện. Chất xơ có nhiều trong thực vật và gồm 2 loại là chất xơ hoà tan và không hòa tan trong nước. Cả 2 loại này có những tác dụng khác nhau nên khi mang bầu thì mẹ cần nạp đủ, cân đối 2 loại chất xơ này.
Các nghiên cứu về sức khoẻ bà bầu chỉ ra rằng chất xơ được bổ sung đầy đủ giúp các chị em hạn chế gặp các tình trạng xấu về tiêu hoá như táo bón, trĩ, ợ nóng, đầy hơi. Đặc biệt, chất xơ đủ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho các mẹ.
Mẹ cần bổ sung chất xơ khi mang thai bởi thời điểm có thai thì mẹ gặp rất nhiều vấn đề về tiêu hoá. Đầu tiên là progesterone gia tăng, khi tử cung mở rộng sẽ làm các cơ đường ruột bị nới lỏng, dẫn đến quá trình tiêu hoá diễn ra chậm hơn. Tiếp đến là quá trình bổ sung sắt khi mang bầu sẽ gây ra tác dụng phụ là phân rắn hơn, đi ngoài khó khăn, dễ bị táo bón. Để hệ tiêu hoá làm việc đỡ vất vả, đường ruột dễ chịu hơn thì chị em mang bầu nên nạp đủ lượng chất xơ cho cơ thể.
Bổ sung chất xơ khi mang thai cũng cần lưu ý
Bổ sung chất xơ khi mang thai là việc cần thiết và không được bỏ qua. Tuy nhiên, không vì vậy mà chị em lạm dụng ăn quá nhiều. Ăn quá nhiều chất xơ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Đồng thời, khi trong thời gian ngắn, mẹ bầu ăn quá nhiều chất xơ sẽ dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, giảm hiệu quả của hệ tiêu hoá.
Vì vậy, muốn bổ sung chất xơ khi mang thai thì các mẹ lưu ý những lưu ý sau:
- Luôn ưu tiên chất xơ tự nhiên từ các thực phẩm tươi sạch hơn các chất xơ chế biến.
- Khi nấu không nên nấu chất xơ quá nhừ. Nên ăn rau vừa chín tới để rau vẫn giữ được các vitamin, khoáng chất và hương vị thơm ngon.
- Các loại rau củ luôn được rửa sạch trước khi chế biến. Một số loại không cần gọt vỏ để giữa được những chất xơ không hòa tan.
- Quá trình bổ sung chất xơ cần từ từ không nên tăng khẩu phần chất xơ đột ngột. Hệ tiêu hoá cần thời gian để thích nghi.
- Bên cạnh rau củ giàu chất xơ thì mẹ luôn nhớ uống đủ nước. Bởi vì khi chất xơ ở trong đường ruột thường hút rất nhiều nước.
- Ngoài những thực phẩm tươi thì chị em muốn bổ sung chất xơ khi mang thai thì có thể dùng trái cây khô, ngũ cốc vào các bữa ăn phụ.
Bổ sung chất xơ khi mang thai đơn giản với ngũ cốc bầu Lạc Lạc
Bên cạnh rau củ, ngũ cốc chứa hàm lượng chất xơ cao lại thơm ngon dễ uống. Sử dụng ngũ cốc bầu Lạc Lạc là cách bổ sung chất xơ hiệu quả và dễ dàng cho các mẹ thường ăn ít rau xanh, trái cây.
Ngũ cốc bầu Lạc Lạc có thành phần gần 40 loại hạt cao cấp như hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều, hạt sen, các loại đậu, hạt chia Úc, yến mạch… Thành phần dinh dưỡng cao, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ dễ hấp thụ. Hương vị của ngũ cốc thơm ngon, dễ uống. Đặc biệt, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng ngũ cốc bầu Lạc Lạc thay thế luôn cho sữa bầu.
Ngoài bổ sung chất xơ khi mang thai, ngũ cốc còn bổ sung đa dạng các vitamin, omega 3, khoáng chất quan trọng cho mẹ bầu. Sản phẩm ngũ cốc bầu Lạc Lạc rất phù hợp với các mẹ bầu hiện đại. Đóng gói tiện lợi, sử dụng ngay không cần đun nấu, chế biến. Đặc biệt, uống ngũ cốc các chất dinh dưỡng vào con, mẹ mang thai nhưng mi nhon, nhẹ nhàng. Hiện nay, ngũ cốc bầu Lạc Lạc được hàng triệu bà mẹ Việt ưa chuộng và sử dụng.
Bổ sung chất xơ khi mang thai là cần thiết giúp mẹ bầu có một thai kỳ nhẹ nhàng, khỏe khoắn và đủ dinh dưỡng cho con. Chị em nào đang mang bầu thì nên lên thực đơn thai kỳ cân đối lượng chất xơ cho mỗi bữa ăn của mình nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?