Mang thai thì chắc chắn chị em nào cũng sẽ tăng cân. Tuy nhiên, tăng cân khi mang thai cần được kiểm soát ở mức tăng vừa phải. Các trường hợp tăng cân quá nhiều khi mang bầu sẽ khiến cả mẹ và bé gặp các vấn đề về sức khỏe.
Mang bầu không có nghĩa là phải ăn thật nhiều và tăng cân quá nhiều
Suy nghĩ mang bầu là mẹ phải ăn khẩu phần ăn cho hai người, ăn càng nhiều món ăn mà mình thích là một sai lầm nghiêm trọng. Thực tế lượng calo cơ thể mẹ cần sẽ tăng dần theo thời gian mang thai nhưng không tăng đột biến.
Phụ nữ bình thường cần 2.200 kcal/ ngày. 3 tháng giữa mang thai nhu cầu này tăng thêm 360 kcal/ ngày, 3 tháng cuối thì tăng thêm 475 kcal/ ngày. Theo đó mức độ tăng cân khi mang thai cũng cần được cân đối và tăng đều. 3 tháng giữa mẹ tăng 0.4kg/ tuần, 3 tháng cuối tăng 0.5kg/ tuần. Đối với trường hợp các mẹ đã thừa cân trước khi mang thai thì quá trình mang bầu chỉ nên tăng 0.3kg/ tuần.
Các tác hại của việc tăng cân quá nhiều khi mang bầu
Với mong muốn sinh con cao lớn, nặng cân nên nhiều mẹ đã cố gắng tăng cân quá nhiều khi mang bầu. Tuy nhiên, việc làm này tạo ra các nguy cơ xấu về sức khỏe cho cả mẹ và bé trước, trong và sau sinh.
Trong quá trình mang thai:
Các mẹ bầu tăng cân quá nhiều, quá nhanh thì thường xuyên gặp các tình trạng như giãn tĩnh mạch, ợ chua, đau nhức khớp, chuột rút ở chân, bệnh trĩ… phổ biến hơn những thai phụ khác.
Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở mẹ cao hơn khi cơ thể mẹ không sản xuất đủ insulin để cân bằng glucose trong máu. Điều này xuất hiện nhiều ở các mẹ bầu tăng cân nhanh và nhiều khi mang thai.
Khi sinh nở:
Mẹ có nguy cơ gặp các biến chứng khi sinh do kích thước của bé quá lớn. Con lớn quá việc chuyển dạ theo tự nhiên sẽ khó khăn và bắt buộc phải mổ đẻ. Trẻ nặng quá so với mức tiêu chuẩn thì thường gặp các vấn đề như mắc các bệnh mãn tính khi lớn lên như sỏi mật, đái tháo đường, huyết áp cao…
Đặc biệt, các mẹ sinh mổ thường ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ tự nhiên như sữa về chậm, tắc sữa hoặc ít sữa. Trong khi đó trẻ có cân nặng lớn thì bắt buộc mẹ phải sinh mổ.
Sau sinh:
Tăng cân quá nhiều khi mang thai khiến hầu hết các mẹ có cơ thể sồ sề, mất vóc dáng. Do đó, việc phục hồi sau sinh gặp nhiều trở ngại và khó khăn hơn nhiều so với các mẹ khác. Các mẹ phải nỗ lực hơn nhiều thì mới có thể giảm cân sau sinh được. Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều và không thể giảm cân trong vòng 6 tháng sau sinh thì khả nặng mắc bệnh béo phù kéo dài tới 10 năm sau. Đồng thời với cơ thể béo phì thì các mẹ sẽ đối mặt với các vấn đề cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường….
Cách để kiểm soát cân nặng khi mang thai
Mẹ thừa con, con béo phì là điều chắc hẳn không có bà mẹ nào mong muốn cả, Vì vậy, hãy kiểm soát cân nặng khi đang mang thai. Một số mẹo các mẹ có thể áp dụng:
Cân đối chế độ ăn uống: Ngoài 4 nhóm chất cần có trong bữa ăn thì mẹ nên hạn chế lựa chọn các loại thức ăn nhanh, đồ ăn, đồ uống ngọt có ga.
Sử dụng các chất béo lành mạnh và điều độ: Mẹ bầu nên ưu tiên các loại chất béo như dầu ăn, bơ thực vật, các loại hạt để thay thế các chất béo từ động vật.
Bổ sung chất xơ từ rau củ quả, các loại hạt: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc là những món cần thiết, nên có trong thực đơn hàng ngày của mẹ bầu. Các mẹ có thể lựa chọn đa dạng các loại trái cây khô hoặc tươi, các loại hạt nguyên hạt hoặc sử dụng sản phẩm ngũ cốc bầu Lạc Lạc tiện lợi, dễ dùng, tiện mang theo khi đi làm đi chơi. Trong ngũ cốc chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp mẹ no lâu, uống hàng ngày mà mẹ vẫn mi nhon, con hấp thu tốt các dinh dưỡng.
Tập thể dục: Để hạn chế tăng cân quá nhiều khi mang bầu, chị em nên tập các bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai như yoga, bơi lội, đi bộ…
Khi làm mẹ, bản thân mỗi người phụ nữ đều mong muốn mang đến điều tốt đẹp nhất cho con. Hãy là một bà mẹ thông thái, đừng để tăng cân quá nhiều khi mang bầu mà hãy để quá trình mang thai cả mẹ và bé khoẻ mạnh, phát triển toàn diện.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?