Những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Nếu bố mẹ không quan tâm chăm sóc con đúng cách sẽ dẫn đến hệ miễn dịch yếu khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng tấn công gây ra các loại bệnh ở trẻ nhỏ. Vì vậy bố mẹ cần sớm hiểu rõ tầm quan trọng của hệ miễn dịch cũng như có có cách chăm sóc con tốt nhất.
Hệ miễn dịch yếu khi nào?
Với con người, hệ miễn dịch là chìa khoá để giúp chúng ta chống lại, vượt qua sự tấn công của các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Khi những vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng có hại xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ tìm kiếm và tấn công các sinh vật này để tránh lây nhiễm, xâm hại đến cơ thể.
Tuy nhiên, không phải khi sinh ra thì trẻ đã có sẵn 100% hệ thống miễn dịch. Miễn dịch ở trẻ bao gồm 2 nguồn chính. Một là thụ hưởng từ mẹ khi đang là bào thai trong bụng mẹ và khi đang bú sữa mẹ. Hai là từ các nguồn dinh dưỡng khác như sữa công thức, thực phẩm thịt cá, rau củ, quả, ngũ cốc… Nếu trẻ không được đáp ứng đủ nhu cầu kháng thể từ các nguồn trên thì khả năng cao bé đang có hệ miễn dịch yếu.
Trẻ nhiễm khuẩn khi hệ miễn dịch yếu dễ mắc các bệnh gì?
Các bé có chế độ dinh dưỡng không đủ, thiếu sữa mẹ, biếng ăn là nguyên nhân dẫn đến việc bé dễ mắc bệnh hơn các bạn bè cùng lứa tuổi. Theo một nghiên cứu ở trẻ nhỏ thì các bé có hệ miễn dịch yếu thường mắc 10 loại bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm siêu vi.
Những căn bệnh này cũng chính là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ có hệ miễn dịch yếu thì vi khuẩn có hại xâm nhập nhanh và sâu hơn, khó điều trị hơn. Từ các triệu chứng ốm vặt thì chúng gây ra các bệnh nặng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng da, cơ thể chậm phát triển. Không chỉ dễ mắc bệnh mà bé các bệnh này thường tái phát tần suất thường xuyên.
Bố mẹ nên làm gì khi hệ miễn dịch yếu khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn?
Hệ miễn dịch yếu sự lo lắng của không ít bố mẹ hiện nay. Đặc biệt, dịch Covid 19 đang rất phức tạp nên bố mẹ luôn mong muốn tăng sức đề kháng cho con. Theo đó, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau để nâng cao hệ miễn dịch cho con:
Mẹ nên cho con bú mẹ càng sớm càng tốt. Chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho con bú thời gian lâu nhất có thể ít nhất là 2 năm để con được cung cấp nguồn kháng thể quý giá từ sữa mẹ. Trường hợp mẹ ít sữa thì mẹ nên cân đối chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thêm ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc để kích thích cơ thể sản xuất sữa dồi dào hơn. Đặc biệt ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc có thành phần 39 loại hạt giàu dinh dưỡng, chứa vitamin, khoáng chất tốt cho mẹ, an toàn cho trẻ. Các mẹ ít sữa thậm chí mất sữa đã sử dụng và hiệu quả ngay từ 3 – 7 ngày.
Bên cạnh đó các bé đã thôi bú mẹ thì cần được tăng cường miễn dịch thông qua đường ăn uống. Bữa ăn của con cần cân đối 4 nhóm chất là đạm, béo, tinh bột, vitamin và các khoáng chất. Nếu bé gặp tình trạng biếng ăn, lười ăn thì bố mẹ nên sử dụng siro ăn ngon Minion Happy để kích thích con thèm ăn, ăn ngon miệng, hấp thụ dinh dưỡng tốt. Trong siro ăn ngon có thành phần 100% tự nhiên, an toàn cho trẻ, bổ sung các chất quan trọng như kẽm, canxi, vitamin nhóm B, D3, DHA, beta-glucan, FOS… Bé ăn ngon, đủ chất sẽ tạo nên hệ miễn dịch hoàn chỉnh, sức đề kháng cao.
Không chỉ quan tâm đến dinh dưỡng mà bố mẹ cần tạo ra không gian sống lành mạnh, sạch sẽ thoáng mát để con hạn chế tiếp xúc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại. Ngoài ra, trẻ em có các hoạt động tiêm chủng vắc xin định kỳ theo quy định nên bố mẹ cho con tiêm chủng đầy đủ.
Hệ miễn dịch yếu khiến trẻ bị nhiễm khuẩn tăng cao. Những năm đầu đời vô cùng quan trọng cả với con và bố mẹ. Hy vọng rằng với những chia sẻ của Dr. Maya thì các bố mẹ có kế hoạch rõ ràng để giúp con luôn khoẻ mạnh, có hệ miễn dịch vững vàng để lớn khôn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?