Nuôi con bằng sữa mẹ là hạnh phúc và điều thiêng liêng của mỗi bà mẹ. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà cơ thể mẹ tạo ra nguồn sữa dồi dào mà có cơ chế sản xuất sữa mẹ đặc biệt. Nếu các mẹ đang ít sữa, mất sữa thì nên tìm hiểu về cơ chế này để tránh hiểu sai lầm về quá trình sản xuất sữa, khiến tốn công sức thời gian kích sữa mà hiệu quả không như mong muốn.
Sữa bắt đầu sản xuất sau sinh
Nhiều mẹ đã có suy nghĩ rằng sữa mẹ sẽ bắt đầu được sản xuất khi sinh con. Nhưng đây là sai lầm cơ bản nhất dẫn đến mẹ cho bé bú ít, sữa về rất ít. Thực tế thì, tuyến sữa của mẹ đã được đánh thức từ quý 2 của thai kỳ, sẵn sàng để chào đón em bé.
Sữa được tiết ra khi mẹ đang mang bầu là sữa non, được tiết ra một chút xíu ở đầu ti nên nhiều mẹ không để ít. Lượng sữa này sẽ ở trong bầu sữa mẹ từ 2 – 4 ngày sau sinh. Sữa non quý giá và có hạn nên mẹ nên cho bé bú ngay sau sinh để nhận nguồn dinh dưỡng đặc biệt này.
Một điểm đặc biệt là cơ chế sản xuất sữa mẹ được vận hành sớm hơn thời điểm bé ra đời nhưng không vì thế mà mẹ vắt hay hút sữa non ra để dự trữ. Bởi vì hành động này sẽ khiến cơ thể tăng tiếng oxytocin, co bóp cổ tử cung làm gia tăng nguy cơ sinh non của mẹ. Thay vào đó, cuối thai kỳ mẹ nên sử dụng các sản phẩm lợi sữa như ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc để cơ thể chuẩn bị sẵn sàng tiết sữa khi bé chào đời.
Hoạt động tiết sữa được điều phối bởi bầu ngực
Bé bú mẹ trực tiếp tại bầu ngực nhưng đây không phải là cơ quan điều hành cơ chế sản xuất sữa mẹ như các mẹ vẫn đang nghĩ. Một số mẹ còn hiểu lầm ngực vận hành riêng biệt và độc lập.
Tuy nhiên, sữa mẹ ảnh hưởng bởi hormone, tinh thần, dinh dưỡng. Hormone ảnh hưởng tới tiết sữa như Estrogen, Progesterone, Oxytocin và Prolactin. Các hormone, tinh thần được não bộ điều khiển chính. Để sữa về dồi dào, chất lượng thì các cơ quan trong cơ thể mẹ cần có sự phối hợp chứ không riêng bầu ngực.
Ngực nhỏ thì cơ chế sản xuất kém hơn
Ngực nhỏ sẽ ít sữa hoặc thậm chí không có sữa, đó là sai lầm khiến nhiều mẹ bỉm vừa tự ti vừa lo lắng. Sự thật, bầu ngực to hay nhỏ là do kích thước các mô mỡ, còn lượng sữa thì chịu ảnh hưởng bởi mô tuyến vú.
Hầu hết mẹ bỉm sữa đều có số lượng mô tuyến vú và khả năng tiết sữa giống nhau. Ngoại trừ các mẹ có khuyết tật bẩm sinh về cấu tạo ngực hoặc đã thực hiện các phẫu thuật liên quan đến ngực.
Thực tế đã chứng minh, nhiều mẹ ngực nhỏ nhưng sữa rất dồi dào, đặc sánh, thơm ngon. Các mẹ đã có chế độ dinh dưỡng hợp lý, sử dụng ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc mỗi ngày, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái.
Tim đóng vai trò “bơm sữa”
Ai cũng biết rằng, máu được bơm đi khắp cơ thể nhờ hoạt động co bóp của tim. Nhiều mẹ đã lầm tưởng rằng tim cũng đang “bơm sữa” đến bầu ngực. Nhưng tim hoạt động để co bóp đẩy máy, oxy đến tuyến vú nhưng lại không hề có vai trò vận chuyển sữa.
Cơ chế sản xuất sữa mẹ sẽ diễn ra ở tuyến vú với các thuỳ, tiểu thuỳ và nang sữa. Con đường vận chuyển sữa cũng diễn tại đây.
Sữa mẹ chỉ sản xuất khi đang cho con bú
Nhiều mẹ nghĩ rằng cơ chế sản xuất sữa mẹ sẽ được vận hành khi bé đang bú. Tức là, bé bú thì bầu ngực sẽ tạo ra sữa, bé bú xong thì bầu ngực sẽ ngừng hoạt động. Thực tế, nghiên cứu khoa học đã cho thấy cơ thể mẹ là một cỗ máy kỳ diệu, cơ chế tiết sữa vận hành ngày đêm. Đó là lý do, các mẹ sữa nhiều dù con đã bú no rồi nhưng sữa vẫn chảy ướt áo.
Tuy không phải sữa mẹ được sản xuất trong khi em bé bú nhưng nếu em bé thay đổi cữ bú, số lượng cữ bú thì sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ sản xuất. Cơ thể mẹ nhận tín hiệu nhu cầu bé bú ít thì sẽ giảm kích thích sản xuất sữa.
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyến cáo mẹ nên cho bé bú ít nhất trong vòng 6 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ đáp ứng được thời gian và điều kiện thì hoàn toàn có thể kéo dài thời gian nuôi con bằng sữa mẹ lâu hơn. Sữa mẹ vừa dinh dưỡng vừa có nhiều kháng thể tốt cho trẻ nhỏ. Mẹ muốn cải thiện lượng sữa và chất lượng sữa thì nên tránh những suy nghĩ sai lầm trên đây nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?