Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thường mắc các bệnh ốm vặt về hô hấp như ho, đau họng, sổ mũi, đờm, khò khè…. Để trẻ hạn chế ốm vặt hoặc ốm nhanh khỏi thì ngay khi trẻ ở độ tuổi sơ sinh, bố mẹ nên thực hiện các biện pháp tăng sức đề kháng cho con.
Tại sao trẻ cần được tăng sức đề kháng hô hấp cho trẻ?
Sức đề kháng hô hấp được xem là chìa khóa để cơ thể chúng ta hình thành một hàng rào bảo vệ cơ thể trước các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng. Bên ngoài có rất nhiều tác yếu tố có hại cho sức khỏe mà quần áo, mũ nón hay khẩu trang có thể chống chúng tấn công vào bên trong như virus, vi khuẩn, nấm mốc, nhiệt độ, thời tiết…
Trẻ em có sức đề kháng hô hấp tốt sẽ ít bị ốm vặt hoặc bị các bệnh hô hấp nhẹ, nhanh khỏi. Ngược lại bé sức đề kháng kém thì dễ ốm vặt, nhanh tái lại các bệnh cúm, cảm lạnh kèm theo biếng ăn, quấy khóc, sụt cân, mệt mỏi. Trẻ nhạy cảm với thời tiết thay đổi, môi trường không khí xung quanh kém là ho, sổ mũi.
Theo nghiên cứu của khoa học, trẻ em từ 3 – 4 tuổi mới có hệ miễn dịch hoàn thiện. Độ tuổi dưới 1 tuổi là giai đoạn vàng để bố mẹ tăng sức đề kháng cho con để tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện, hình thành hệ miễn dịch tốt, hạn chế mắc các bệnh trong tương lai.
Bí quyết tăng sức đề kháng hệ hô hấp cho trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi có 2 giai đoạn quan trọng là từ 0 – 6 tháng và 6 tháng – 1 tuổi. Hai thời điểm này, bố mẹ nên áp dụng những cách tăng sức đề kháng hệ hô hấp phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Trẻ từ 0 – 6 tháng:
Đây là thời điểm con mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài, bé tập làm quen và thích nghi. Bé dễ bị các đường hô hấp, nhưng vì bé còn quá nhỏ nên chưa thể sử dụng thuốc được. Thay vào đó, trẻ cần kháng thể tự nhiên từ chính sữa mẹ. Trong sữa mẹ được nghiên cứu có thể phòng ngừa những siêu vi như influenza virus, RSV…
Các kháng thể này đóng vai trò canh gác, bắt giữ những virus, vi khuẩn đang chuẩn bị xâm nhập vào đường hô hấp. Ngoài ra, sữa mẹ còn có tác dụng ngừa dị ứng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch đang hoàn thiện của con. Do đó, mẹ cho con bú giống như đang tiêm cho trẻ một loại vắc xin đặc biệt.
Bên cạnh sữa mẹ thì mẹ nên bổ sung vitamin D3 cho con hàng ngày. Đây là loại vitamin được nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho hệ hô hấp.
6 tháng – 1 tuổi:
Từ 6 tháng là lúc nhiều mẹ đã bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Vì vậy, ngoài kháng thể từ sữa mẹ thì trẻ có thêm nhiều cách để tăng sức đề kháng. Cụ thể như:
Thực phẩm: Thực đơn ăn dặm của trẻ cần có đầy đủ 4 nhóm chất là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Do đó thực phẩm cần có sự đa dạng, phương pháp chế biến phù hợp với độ tuổi.
Tiêm chủng vắc xin đầy đủ: Tiêm đủ và đúng lịch vắc xin là một trong những biện pháp quan trọng không thể thiếu trong việc tăng đề kháng hệ hô hấp và cơ thể của trẻ.
Duy trì lối sống lành mạnh: Trẻ con ham chơi, chưa có kỷ luật nhưng cần phải được hướng dẫn đi ngủ, ăn uống đúng giờ, đủ giấc. Từ đó, sức đề kháng mới được hoàn thiện. Bên cạnh đó, bé nên tham gia các hoạt động vận động như bò trườn, vui chơi.
Nơi ở thoáng, sạch sẽ gọn gàng: Những năm tháng đầu đời của con cần có một môi trường sạch sẽ, gọn gàng. Bởi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sẽ tạo cơ hội để bệnh hô hấp xâm nhập. Bố mẹ cần bảo vệ con trước những tác nhân này.
Sử dụng tinh dầu húng chanh Minion Gold: Với độ tuổi dưới 1 tuổi thì mẹ không tự ý dùng kháng sinh cho con, thay vào đó nên sử dụng các sản phẩm có thành phần tự nhiên tốt và an toàn cho con. Mẹ dùng tinh dầu húng chanh hàng ngày cho con có tác dụng phòng ngừa và điều trị các bệnh về hô hấp. Đồng thời đây là sản phẩm tăng sức đề kháng hệ hô hấp cho trẻ dưới 1 tuổi.
Tăng sức đề kháng hệ hô hấp cho trẻ dưới 1 tuổi là điều hoàn toàn cần thiết. Năm tháng đầu đời chính là nền tảng để con khỏe mạnh và phát triển toàn diện về sau.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?