Trẻ em bị ho chủ yếu do hai nguyên nhân chính là ho do vi khuẩn gây viêm và ho do virus. Mỗi nguyên nhân sẽ khiến tình trạng ho của con khác nhau và cần phương pháp điều trị riêng. Vì vậy, bố mẹ cần phân biệt ho do vi khuẩn hay virus để giúp con sớm hết ho dứt điểm.
Vi khuẩn và virus khác nhau như thế nào?
Trước khi phân biệt ho do vi khuẩn hay virus, bố mẹ có thể tìm hiểu sự khác biệt của chúng. Đều có kích thước rất nhỏ, chúng ta không thể nhìn thấy virus hay vi khuẩn bằng mắt thường.
Vi khuẩn là các sinh vật đơn bào, có nhiều loại khác nhau như loại có màng mỏng, loại có thành cứng, loại có màng cao su bên trong là chất lỏng…. Vi khuẩn đã tồn tại trên trái đất hơn 3.5 tỷ năm ở nhiều môi trường khác nhau và chúng tự sinh sản. Vi khuẩn đã được tìm thấy ở các môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ cực cao hoặc cực lạnh, trong chất thải phóng xạ và cả trong cơ thể con người. Vi khuẩn có loại có ích giúp tiêu hóa tốt, tiêu diệt tế bào ung thư, diệt các vi khuẩn xấu, cung cấp dinh dưỡng… 1% vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho con người.
Virus thì nhỏ hơn vi khuẩn, có cấu tạo cơ thể là vỏ protein và phần lõi (RNA hoặc DNA). Điểm khác biệt của virus là cần có vật chủ để tồn tại. Trong khi vi khuẩn tự sinh sản được thì virus cần gắn mình vào các tế bào để tạo ra virus mới. Virus có thể biến các tế bào bình thường thành ung thư hoặc tế bào ác tính. Bên cạnh đó, hầu hết virus đều gây bệnh với tế bào, cơ thể mà chúng tấn công. Một số khác, virus có thể tấn công cả vi khuẩn.
Phân biệt ho do vi khuẩn và virus ở trẻ nhỏ
Nhiệt độ cơ thể
Một trong những cách phân biệt ho do vi khuẩn hay virus là nhiệt độc cơ thể của con. Khi con ho do có vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây viêm thì sẽ kèm theo sốt cao. Nhiệt độ của con thường sẽ trên 38,5 độ C, sốt liên tục và thời gian dài. Bố mẹ khi cho con hạ sốt thì cơ thể trẻ chỉ hạ nhiệt được thời gian ngắn rồi sốt lại ngay.
Trong khi đó, ho do virus sẽ kèm sốt nhẹ, thời gian kéo dài ngắn. Một số trường hợp trẻ sốt cao nhưng sẽ không kéo dài, con uống hạ sốt thì sẽ không còn sốt cao.
Tiếng ho của con
Tiếng ho của con do ho vi khuẩn và virus cũng khác nhau. Trẻ nhỏ bị ho do vi khuẩn thường thở nặng, khò khè, khó thở và thường có nhiều đờm. Thông thường khi trẻ bị cảm lạnh, ho do virus thì sẽ thở nhẹ nhàng hơn, ít bị khó thở.
Bên cạnh tiếng ho, mẹ có thể phân biệt ho do vi khuẩn và virus bằng cách nghe tiếng thở trên thành ngực của con. Trẻ còn nhỏ thành ngực mỏng. Mẹ chỉ cần áp tai gần ngực của con cả 2 mặt trước sau của con khi con ngủ để nghe con thở. Nếu âm thanh mẹ nghe được là gru gru thì có thể bé đang bị viêm phế quản hoặc viêm phổi. Những bé bị cảm cúm do virus sẽ không có âm thành này.
Nhu cầu ăn uống
Những bé bị viêm đường hô hấp thì sẽ có các biểu hiện biếng ăn, quấy khóc. Một số trường hợp bé bỏ bú, không chịu ăn. Ngược lại hầu hết khi trẻ bị ho do virus thì vẫn vui chơi, ít quấy khóc, ăn uống và bú bình thường. Chỉ một số trường hợp giảm bú nhẹ, ăn ít hơn bình thường nhưng không quá nghiêm trọng.
Tinh thần của con
Trẻ ho, khó thở, sốt cao do vi khuẩn thường hay khóc, cáu gắt, cơ thể mệt mỏi, luôn trong tình trạng lơ mơ, buồn ngủ. Khác với ho do vi khuẩn và ho virus thì trẻ tinh thần tốt hơn, vẫn vui chơi được các món đồ chơi nhẹ nhàng, ít quấy khóc.
Trên đây là cách phân biệt ho do vi khuẩn và virus ở trẻ nhỏ. Các mẹ có thể dựa trên sự khác biệt này để điều trị tốt nhất cho con. Nếu các bố mẹ muốn phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị ho cho con thì hàng ngày nên cho con sử dụng tinh dầu húng chanh Minion Gold. Hàng ngày con có thể tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn cũng như virus từ môi trường nên mẹ sử dụng tinh dầu húng chanh từ thiên nhiên rất an toàn và giúp chống lại các virus, vi khuẩn có hại cho hệ hô hấp của trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có thể sử dụng tinh dầu húng chanh Minion Gold, mẹ hoàn toàn yên tâm.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?