Nhiều bố mẹ thường lầm tưởng rằng con nhỏ chỉ bị ho khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp. Thực tế những ngày nắng nóng mùa hè cũng có nhiều bé mắc bệnh ho. Nguyên nhân là do 5 thói quen vô tình của người lớn dưới đây.
Sử dụng điều hòa cho trẻ sai cách
Khi thời tiết nóng nực, sử dụng điều hòa là biện pháp làm mát mà nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, gia đình có con nhỏ nếu sử dụng điều hòa theo 3 cách này dễ khiến con mắc các bệnh hấp như trẻ bị ho vào những ngày nắng nóng.
Khi đi ngoài trời nắng nóng về, bố mẹ ngay lập tức cho trẻ vào phòng điều hòa: Điều này khiến môi trường con tiếp xúc thay đổi nhiệt độ nhanh. Khi cơ thể đang nóng, đổ mồ hôi nhưng lại bị lạnh đột ngột sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Theo đó trẻ sẽ đau đầu, chóng mặt, lờ đờ. Những bé bị nặng sẽ khó thở, nhịp tim tăng nhanh thậm chí hôn mê, dẫn đến tử vong.
Cho con ở trong phòng điều hòa cả ngày: Dù không thay đổi nhiệt độ nóng lạnh như trường hợp trên nhưng nếu trẻ nằm trong phòng có điều hòa liên tục thì cơ thể sẽ dần mất nước, da khô. Trẻ nhỏ chưa biết nói và chưa tự bổ sung nước cho cơ thể được. Nếu đến con nằm trong phòng điều hòa liên tục 3 tiếng thì dễ mắc bệnh về hô hấp như ho, sổ mũi. Lâu dài, sức khỏe của con sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và nguy hiểm.
Giảm nhiệt độ chênh lệch lớn với bên ngoài: Mức nhiệt độ tốt nhất khi sử dụng điều hòa là thấp hơn nhiệt độ môi trường khoảng 6 – 10 độ. Với nhiệt độ này, bố mẹ và bé sẽ cảm thấy mát mẻ chứ không nên giảm nhiệt độ đến mức cảm thấy lạnh.
Dùng quạt công suất lớn và thổi thẳng vào trẻ
Bên cạnh điều hòa, quạt là thiết bị làm mát tiện sử dụng không kém. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vô tình cho quạt hoạt động mạnh thổi thẳng vào trẻ. Đây là thói quen khiến trẻ bị ho những ngày nắng nóng thường gặp. Khi quạt ở khoảng cách gần và tốc độ gió lớn sẽ khiến mô hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ cơ thể con giảm nhanh dẫn đến con bị cảm lạnh.
Vì vậy, khi dùng quạt cho con nhỏ, bố mẹ lưu ý dùng quạt công suất vừa phát, không thổi quạt thẳng vào người hay đầu của trẻ. Quạt nên đặt ở hướng cửa sổ để không khí trong phòng ra vào, thông thoáng.
Con nằm trên nền nhà lạnh
Những căn phòng sử dụng điều hòa sau khi tắt điều hòa phòng trở về nhiệt độ thường nhưng nền nhà vẫn rất lạnh. Do đó nếu trẻ bò trườn, nô đùa lâu trên nền nhà sẽ không tốt. Vì con vui chơi sẽ nóng, đổ mồ hôi, trong khi nền nhà lạnh. Con sẽ dễ bị cảm lạnh do muốn đổ mồ hôi mà không thoát ra ngoài được. Nếu mẹ muốn cho con chơi dưới nền nhà nên trải chiếu hoặc 1 tấm thảm để bớt lạnh.
Ăn các món ăn lạnh
Mùa hè là mùa của những món lạnh khoái khẩu của trẻ như kem, nước ngọt lạnh, nước đá, sữa chua… Sau khi vui chơi vận động hoặc đi từ ngoài trời nóng về, bố mẹ vô tình cho con ăn uống những thức uống lạnh này bé rất thích. Nhưng cơ thể con đang nóng, ăn các món lạnh sẽ mất cân bằng nhiệt độ. Không chỉ trẻ bị ho vào ngày nắng nóng mà còn có thể mắc các bệnh như viêm họng, đau họng, đau bụng cấp tính, cảm lạnh….
Cho con tắm khi đi ngoài trời nóng về
Một trong những thói quen khiến con thay đổi nhiệt độ đột ngột là tắm ngay khi ở ngoài trời nắng nóng về. Khi nhiệt độ cơ thể thay đổi, trẻ nhỏ sẽ chưa kịp thích ứng nên dễ đau đầu, chóng mắt, ho, cảm lạnh…. Trường hợp nặng sẽ có thể bị tai biến, đột quỵ.
Trên đây là 5 thói quen khiến trẻ bị ho vào những ngày nắng nóng. Không chỉ mùa lạnh mà mùa nắng nóng các con cũng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, sổ mũi, cảm lạnh… Bố mẹ luôn cần quan tâm và chăm sóc trẻ kỹ lưỡng. Khi ở ngoài trời nắng về bố mẹ nên ngồi cùng con để nhiệt độ ổn định, giảm mồ hôi từ từ. Khi tắm thì không nên xối nước ngay lên cơ thể con, mà nên cho con quen dần với nước từ chân đến tay rồi cơ thể. Bên cạnh đó, để tăng sức đề kháng cho hệ hô hấp của con, mỗi ngày bố mẹ nên cho con sử dụng tinh dầu húng chanh Minion Gold. Mẹ dùng mỗi ngày cho con để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ho cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất an toàn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?