Ngoài táo bón, thiếu máu, mệt mỏi, phụ nữ mang thai giai đoạn đầu thường gặp tình trạng ốm nghén. Tuy là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng ốm nghén ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, thực đơn cho bà bầu ốm nghén rất được các mẹ quan tâm. Nếu mẹ muốn xây dựng một thực đơn đầy đủ chất vừa phù hợp thì đừng bỏ qua bài viết này.
Ốm nghén ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?
Khi mang thai, cơ thể mẹ có thay đổi về tuyến hoocmon sinh dục và axit trong dạ dày. Điều này ảnh hướng đến việc tiêu hóa, bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, nôn khan, chán ăn, ăn không ngon miệng, đau đầu… Đây chính là ốm nghén. Ốm nghén thường xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, có một số mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén hết cả thai kỳ. Đặc biệt, triệu chứng ốm nghén không xuất hiện theo thời gian cố định mà xuất hiện bất thình lình bất kể ngày đêm.
Nếu thời gian ốm nghén kéo dài thì mẹ cần xây dựng một thực đơn cho bà bầu ốm nghén để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể mẹ cũng như sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Thực đơn cho bà bầu ốm nghén
Khi ốm nghén, bà bầu thường mất cảm giác ăn ngon hay thèm ăn. Do đó ngoài những món ăn đáp ứng đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết thì phụ nữ mang thai cần có thêm các thực phẩm này vào thực đơn để cải thiện tình trạng ốm nghén.
Chanh: Chanh có vị chua và hương thơm nhẹ nhàng nên có tác dụng giảm buồn nôn rất hiệu quả. Khi mang bầu thì mẹ có thể uống nước chanh hoặc các món ăn có chứa chanh rất tốt. Không chỉ cải thiện tình trạng nghén mà chánh còn giúp mẹ bớt khó tiêu.
Gừng: Những ai hay say tàu xe thì đều biết gừng là một phương thuốc chống say, nôn khi đi tàu xe. Hiện nay, nhiều người cũng dùng nguyên liệu này cho các món ăn của phụ nữ ốm nghén. Mẹ bầu có thể chế biến các món ăn vặt từ gừng tươi, nước gừng ấm hoặc làm nguyên liệu cho các món ăn mặn hàng ngày. Hương vị nồng ấm của gừng sẽ giúp xoa dịu dạ dày, hạn chế nôn.
Ngũ cốc: Nếu như hầu hết chị em khi bị nghén đều nhạy cảm với các món thịt, cá. Thay vào đó lại rất thích các loại rau củ, ngũ cốc. Nếu bạn nghén như vậy thì hãy chọn sử dụng các loại ngũ cốc. Bới các loại hạt vừa giàu chất xơ vừa giàu dinh dưỡng, vitamin. Hiện nay, mẹ đầu thường dùng Bột ngũ cốc bầu Lạc Lạc Plus khi ốm nghén. Loại bột này gồm hơn 30 loại hạt khác nhau, đa dạng dinh dưỡng, hương vị thơm ngon, đặc biệt không phải chế biến cầu kỳ, mọi bà bầu đều uống được.
Trái cây: Trong thực đơn cho bà bầu ốm nghén không thể thiếu trái cây. Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ nên chọn các loại giàu khoáng chất, tốt cho hệ tiêu hóa như cam, thanh long, chuối, nho…
Một số lưu ý khi lên thực đơn cho bà bầu ốm nghén
Để có một thực đơn phù hợp và dễ hấp thu dinh dưỡng, trong quá trình lên thực đơn cho bà bầu ốm nghén thì mẹ cần lưu ý:
Thay vì mẹ bầu ăn 3 bữa hãy chia ra 6 bữa/ ngày. Cách chia nhỏ bữa ăn như vậy giúp mẹ không bị áp lực khi ăn uống, cơ thể cũng nạp được đủ năng lượng cần. Các bữa ăn nhỏ này mẹ có thể nấu nhiều món khác nhau, đa dạng để không bị nhàm chán.
Ăn nhiều bữa nhưng không có nghĩa là ăn quá nhiều hoặc quá ít mỗi lần. Khi dạ dày chứa quá ít hay quá nhiều thức ăn đều không tốt. Nếu mẹ ăn quá nhiều một lần thì hệ tiêu hóa sẽ quá tải, mẹ sẽ bị nôn ói. Ngược lại nếu ăn quá ít, dạ dày sẽ sôi sục, cồn cào vì chưa được lấp đầy.
Ngoài ăn, mẹ phải uống đủ nước. Mỗi giờ mẹ nên uống một ly nước. Đây là cách nạp lượng nước cho cơ thể tránh bị mất nước và giảm triệu chứng nghén.
Thông thường các mẹ sẽ nghén một món nào đó trầm trọng trong số nhiều món ăn. Chính vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho bà bầu ốm nghén thì mẹ cần xác định rõ món nào khiến mình nghén nặng nhất để loại bỏ khỏi thực đơn.
Vitamin B6 là loại vitamin giảm nghén rất tốt. Tuy nhiên, mẹ không được tự ý sử dụng hoặc lạm dụng loại vitamin này. Thay vào đó hãy hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Trên đây là những loại thực phẩm nên có trong thực đơn cho bà bầu ốm nghén. Nếu bạn đang loay hoay: ốm nghén ăn gì bây giờ thì hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có những món ăn phù hợp để có một thai kỳ khỏe mạnh.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?