Theo thống kê, hơn 50% phụ nữ mang thai xuất hiện triệu chứng táo bón thai kỳ. Bầu bị táo bón phổ biến khiến nhiều người không chú ý đến. Tuy nhiên, táo bón là một trong những triệu chứng có ảnh hưởng lớn để cả sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị táo bón thì nên hết sức chú ý.
Bầu bị táo bón có nguy hiểm không?
Bầu bị táo bón là triệu chứng thường gặp khi mang thai. Bởi trong thai kỳ, cơ thể người mẹ tiết ra hormone Progesterone. Loại hormone này ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, làm giãn và giảm hoạt động ở nhu động ruột. Từ đó, phân di chuyển chậm nên xuất hiện tình trạng táo bón. Khi thai càng lớn thì nguy cơ táo bón ngày càng tăng do thai nhi tạo áp lực lên xương chậu lớn, gây sung huyết.
Khi bị táo bón, nhiều mẹ bầu đã vô tình khiến triệu chứng này gây nguy hiểm cho cả bản thân và thai nhi. Bầu bị táo bón cố rặn để cho chất thải dễ dàng đẩy ra ngoài. Đây là hành động tưởng chừng bình thường nhưng lại khiến mẹ bầu có khả năng sảy thai hoặc sinh non. Bởi vì trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ, bà bầu rặn sẽ kích thích tử cung co bóp rất nguy hiểm.
Sức khỏe của mẹ bầu cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi rặn nhiều. Cụ thể hậu môn dễ bị nứt, tổn thương khi táo bón, dẫn đến bị nhiễm trùng. Lâu dài, phụ nữ mang bầu có thể mắc các loại bệnh như ung thư đại tràng, trĩ, sa trực tràng…
Khi không đi vệ sinh thoải mái, hệ tiêu hóa của mẹ bị ảnh hưởng thì bản thân các mẹ sẽ luôn thấy đầy bụng, khó tiêu, chán ăn. Những điều này sẽ khiến quá trình ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng của mẹ và thai nhi. Khi táo bón kéo dài suốt thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ sẽ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, trí tuệ, hệ miễn dịch và sức đề kháng bị giảm sút.
Ngoài ra, bầu bị táo bón không được trị khỏi thì sẽ chuyển sang mãn tính và ảnh hưởng lâu dài kể cả khi phụ nữ sinh con xong. Chính vì vậy, mẹ bầu không được chủ quan mà cần sớm tìm giải pháp để chữa trị sớm.
Giải pháp trị táo bón dễ dàng phù hợp với mọi bà bầu
Bầu bị táo bón thực sự rất nguy hiểm. Để cải thiện cũng như điều trị triệu chứng này, mẹ bầu có thể tham khảo các giải pháp dễ thực hiện dưới đây.
Xây dựng lại thực đơn hàng ngày: Một trong những cách để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn chính là cải thiện thực đơn các món ăn mà cơ thể nạp vào. Theo đó, trong thực đơn, bà bầu cần cân đối lượng chất xơ và vitamin để bổ sung cho cơ thể. Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần từ 25 – 28g chất xơ/ ngày. Lượng chất xơ này, mẹ bầu có thể nạp từ các loại rau củ như khoai lang, rau khoai, mồng tơi, cà rốt, đu đủ… và đặt biệt là các loại hạt. Trường hợp, mẹ bầu ngại chế biến thì có thể sử dụng các bột ngũ cốc bầu Lạc Lạc Plus. Ngũ cốc bầu Lạc Lạc có thành phần hơn 30 loại hạt khác nhau, giàu dinh dưỡng cho mẹ và bé, hỗ trợ trị táo bón thai kỳ rất hiệu quả.
Uống đủ nước: Ngoài chất xơ, nước đóng vai trò quan trọng trong quá quá trình tiêu hóa. Khi bị táo bón, mẹ cần bổ sung thêm 2,5 – 3 lít nước trong một ngày. Lượng nước này có thể tính gồm nước uống, sữa, nước canh…. Cơ thể khi nạp đủ nước sẽ tiêu hóa tốt, phân mềm hơn, đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Tập thói quen đi vệ sinh: Các mẹ bị táo bón thường đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần. Do đó, mẹ bầu muốn cơ thể đi vệ sinh đều đặn, không bị đầy bụng, khó tiêu thì cần tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Hàng ngày, bầu bị táo bón nên tập đi vệ sinh vào sau bữa sáng hoặc tối khoảng 10 phút. Để tập quen dần với thời gian biểu này thì mẹ nên kiên trì. Đặc biệt, khi đi vệ sinh mẹ cần nhớ tư thế ngồi đúng và thoải mái để cải thiện tình trạng táo bón.
Vận động cơ thể nhẹ nhàng: Trong thời gian mang thai, mẹ nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể như đi bộ, bơi lội, tập yoga… Những hoạt động này giúp cơ thể thoải mái, dẻo dai hơn, tiêu hóa tốt hơn.
Không lạm dụng các chất vi lượng: Sắt, canxi là những vi lượng quan trọng cho thai kỳ. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Do đó, mẹ bầu bị táo bón nên bổ sung các vi chất này từ thực phẩm, không nên bổ sung tùy tiện khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Chia ra nhiều bữa ăn: Từ một bữa ăn lớn, mẹ bầu chia nhỏ thành nhiều bữa để giảm áp lực cho dạ dày. Thức ăn được tiêu hóa kỹ, hệ tiêu hóa làm việc trơn chu và bớt vất vả hơn sẽ hạn chế bị táo bón.
Dùng dầu oliu: Bầu bị táo bón nên ăn các món ăn chiên xào từ dầu oliu thay cho dầu thông thường hoặc mỡ động vật. Dầu oliu được nghiên cứu là tốt cho sức khỏe và dạ dày, mẹ bầu ăn cũng không bị ngán.
Bầu bị táo bón là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động đề điều trị và hạn chế tình trạng này ngay từ những tháng đầu thai kỳ. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng mẹ bầu sẽ có một thai kỳ không bị táo bón, thai nhi hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?