Khi siêu âm thai, bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số của thai nhi để đảm bảo sức khỏe của bé trong suốt thai kỳ. Các chỉ số này thay đổi theo thời gian, một trong số đó là tăng cân thai kỳ được nhiều mẹ quan tâm. Việc tăng cân đều đặn và đúng chuẩn sẽ giúp bé sinh ra có cân nặng đạt chuẩn và sức khỏe ổn định. Để việc tăng cân trong thai kỳ diễn ra thuận lợi thì mẹ bầu nên biết các yếu tố liên quan đến chỉ số cân nặng của con và chế độ dinh dưỡng khoa học.
8 yếu tố liên quan đến tăng cân trong thai kỳ
Nhiều mẹ bầu khi mang thai nghĩ rằng cân nặng thai kỳ là cân nặng của thai nhi. Tuy nhiên, tăng cân trong thai kỳ bao gồm 8 yếu tố khác nhau. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng cân của mẹ và bé. Cụ thể:
Em bé: 3.200g đến 3.600g
Nhau thai: 500g đến 900g
Mỡ cơ thể: 2.300g
Mô và dịch cơ thể: 1.800g đến 3.200g
Gia tăng thể tích máu: 1.400g
Tử cung: 900g
Lượng dịch ối: 900g
Hiện tượng phì đại tuyến vú: 500g
Trong suốt quá trình mang thai thì cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi. Thay đổi rõ rệt nhất là cân nặng và cơ thể của người mẹ. 8 yếu tố này sẽ tăng lên và đạt các con số trên khi mẹ chuẩn bị sinh em bé. Cân nặng của mẹ và bé đạt chuẩn này thì cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
Vai trò của dinh dưỡng đến tăng cân trong thai kỳ
Thai nhi phát triển trong bụng mẹ nhờ vào nguồn dinh dưỡng do mẹ nạp vào. Các thực phẩm, thức ăn, nước uống được mẹ cung cấp sẽ được chuyển hoá. Những dinh dưỡng này sẽ theo đường máu để truyền qua nhau thai và cung cấp vào con. Do đó, mẹ đủ dinh dưỡng quyết định đến sức khỏe của thai nhi, giúp bé tránh suy dinh dưỡng, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh…
Ngoài ra, mẹ cần năng lượng để có sức đề kháng tránh mắc bệnh khi mang thai, đủ sức để vượt cạn thành công, sau sinh phục hồi nhanh chóng, cơ thể sản xuất sữa dồi dào ngay sau sinh…
Muốn tăng cân trong thai kỳ đúng chuẩn mẹ cần chế độ ăn thế nào?
Mặc dù là dinh dưỡng rất quan trọng cho mẹ bầu nhưng cần phải khoa học và hợp lý. Để tăng cân trong thai kỳ diễn ra thuận lợi và đúng chuẩn thì mẹ cần biết các con số này. Phụ nữ bình thường cần nạp trung bình 2.050 Kcal/ ngày. Khi mang thai thì nhu cầu này tăng lên.
3 tháng giữa thì mẹ lên 2.300 Kcal mỗi ngày. Giai đoạn 3 tháng cuối thì lượng tăng thêm này là 2.500 Kcal/ ngày. Cụ thể, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng mẹ bầu nên duy trì mức độ tăng cân trong thai kỳ ở mức 0.4kg/ tuần với thời điểm tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 thai kỳ. Thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 thì mẹ nên giữ mức tăng cân là 0.5kg/ tuần.
Chế độ ăn uống của mẹ muốn đảm bảo tăng cân trong thai kỳ cần đáp ứng đủ lượng và chất. Bữa ăn chính và phụ hàng ngày mẹ nên cần có ít nhất khoảng 15 loại thực phẩm bao gồm 4 nhóm chất chính là tinh bột, protein, chất béo và vitamin khoáng chất. Bên cạnh số lượng thì mẹ đảm bảo các thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng như canxi, acid folic, vitamin A, D, B1, sắt, iot, DHA, Omega….
Đặc biệt các mẹ không nên chỉ ăn các món ăn từ thịt, cá, trứng, sữa mà cần bổ sung thêm rau xanh, rau củ, đặc biệt là các loại hạt. Các loại hạt được khuyến khích bà bầu nên ăn như hạnh nhân, óc chó, các loại đậu, chia Úc, macca, hạt sen, hạt điều… Các loại hạt này chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất nhưng không gây béo phì cho mẹ. Hiện tại, nhiều mẹ đã lựa chọn sản phẩm chế biến từ các loại hạt này trong thai kỳ để thay thế cho sữa bầu. Một trong số đó là ngũ cốc bầu Lạc Lạc. Đây là thương hiệu sản phẩm có chất lượng cao với công thức từ gần 40 loại hạt cao cấp, hương vị thơm ngon. Sau khi sử dụng từ 3 – 4 tuần, các mẹ khám thai sẽ thấy thai nhi tăng cân đều, mẹ không béo phì. Do đó, các bà mẹ trẻ rất ưa chuộng sử dụng.
Để sự tăng cân trong thai kỳ thuận lợi, đạt chuẩn mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng ngay từ những ngày đầu mang thai. Đồng thời, tìm hiểu rõ các yếu tố liên quan đến tăng cân của cả mẹ và bé, từ đó mẹ chủ động bổ sung dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động hợp lý.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?