Đối với bé, 6 tuổi là bắt đầu thời gian ăn dặm. Vậy mẹ cần phải làm gì trong khoảng thời gian này? Thực phẩm ăn dặm nào sẽ hỗ trợ việc phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây ít nhiều sẽ giúp giải đáp những thác mắc đó cho mẹ.
Cháo cà rốt nghiền
Cà rốt giúp bé phát triển thị lực, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, cà rốt rất giàu beta – carotene- những chất vô cùng có lợi cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, trong củ cà rốt tươi còn cung cấp 9% lượng vitamin C mà được khuyến cáo dùng hằng ngày.
Nguyên liệu:
- Cà rốt nghiền.
- Cháo trắng.
Cách thực hiện món cháo cà rốt nghiền- thựcc phẩm ăn dặm cho bé
- Nấu cháo theo đúng tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), rây cho mịn. Sau đó múc ra 2 thìa cà phê
- Rửa sạch cà rốt, hấp chín và rây nhỏ. Cà rốt cũng múc ra 2 thìa cà phê.
- Trộn hỗn hợp lại và cho bé ăn.
Súp bí đỏ cũng là một thực phẩm ăn dặm bổ dưỡng cho bé
Bí đỏ được biết đến là loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin A. Ngoài ra, trong bí đỏ còn chứa muối khoáng, axit hữu cơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong bí đỏ còn có nhiều chất xơ với vai trò điều chỉnh nhu động ruột, ngăn ngừa vấn đề táo bón ở trẻ. Bí đỏ chưa nhiều vitamin C. Mẹ nên cho bé dùng bí đỏ để tăng cường hệ miễn dịch mỗi khi mắc những bệnh vặt thông thường.
Nguyên liệu:
- 20g bí đỏ
- 60ml sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức đều được)
Cách nấu:
- Mẹ hấp mềm bí đỏ ra. Sau đó mẹ nghiền nhiễn hoặc rây mịn.
- Đối với sữa công thức thì pha theo đúng tỉ lệ rồi cho bí đỏ nghiền vào.
- Đối với sữa mẹ thì đun nhỏ lửa cùng với bí đỏ vừa nghiền đến khi sôi.
Thực phẩm ăn dặm: Cháo rau chân vịt
Rau chân vịt (rau bina) được biết có rất giàu sắt, kali tốt cho sự phát triển của não bộ. Không những thế, rau chân vịt còn hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu nhanh hơn. Canxi và magie sẽ giúp hệ xương của bé cứng cáp hơn nhờ rau chân vịt.
Nguyên liệu:
- 2 thìa cà phê cháo trắng
- 2-3 lá rau chân vịt
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau chân vịt rồi đem hấp chín mềm. Sau đó mẹ đem nghiền nhỏ.
- Nấu cháo trắng theo tỉ lệ 1:10. Sau đó mẹ đem rây nhuyễn
- Trộn hỗn hợp chúng lại rồi cho bé ăn
Súp sữa khoai tây
Đối với trẻ, axit có ảnh hưởng không hề tốt. Vì thế, để nâng cao hàm lượng kiềm cũng như giảm nồng độ axit, các mẹ nên bổ sung khoai tây cho bé. Hơn hết, khoai tây còn giúp thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột bé.
Nguyên liệu:
- 60ml sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức)
- ½ củ khoai tây
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ khoai tây rồi luộc hấp chín.
- Nấu sữa cùng với khoai tây cho đến lúc khoai chín mềm.
- Cuối cùng, mẹ rây hỗn hợp cho mịn.
Bơ nghiền
Bơ được biết là loại quả có chất axit béo omega 3- loại axit hàng đầu. Nhờ vậy mà bơ có tác dụng đến sự phải triển của hệ thần kinh trung ương của trẻ. Chính vì thế mà bơ góp phần làm tăng trí thông minh ở trẻ. Trong bơ chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe của bé (chất béo bão hòa đơn và không chứa cholesterol). Khi cho bé dùng bơ, các mẹ sẽ không cần phải lo sợ các bé sẽ bị còi xương và suy dinh dưỡng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Một quả bơ đã được bổ dọc, tách hột, chừa phần thịt bơ.
Thực hiện:
Trộn bơ chung với sữa đun nhỏ lửa, rây mịn hỗn hợp và cho bé ăn.
Qua bài viết dưới đây, ắt hẳn các mẹ đã biết mình cần phải chuẩn bị thực phẩm ăn dặm nào cho bé đúng không? Hi vọng rằng với sự nỗ lực của các mẹ, các bé sẽ được thức đẩy phát triển vượt trội. Bên cạnh các loại thực phẩm trên, mẹ có thể xem thêm những thực đơn bổ dưỡng khác cho bé tại đây.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?