Có thờ có kiêng có thiêng có lành, các mẹ sau sinh được ông bà khuyên nên kiêng cữ kỹ lưỡng. Mỗi địa phương thường có những quan niệm kiêng cữ sau sinh khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của khoa học và các chuyên gia thì 5 quan niệm kiêng cữ sau sinh dưới đây mẹ nên bỏ.
Kiêng tắm gội
Thông thường tắm gội là việc làm phải thực hiện hàng ngày để đảm bảo cơ thể sạch sẽ, vệ sinh được các bụi bẩn, vi khuẩn. Tuy nhiên, trong quan niệm kiêng cữ sau sinh thì mẹ bỉm phải kiêng tắm gội ít nhất 2 tuần, thậm chí cả tháng. Khoa học chỉ ra rằng nếu mẹ không vệ sinh đảm bảo thì vi khuẩn dễ phát triển, tấn công cơ thể yếu của phụ nữ sau sinh cũng như con nhỏ.
Theo đó, bạn có thể kiêng tắm gội nhưng trong khoảng thời gian phù hợp từ 2 – 3 ngày. Mẹ sau sinh nên tắm ở phòng kín và tắm bằng nước ấm, không nên tắm quá lâu. Tắm gội không chỉ giúp mẹ sạch sẽ mà còn giúp tinh thần thoải mái hơn.
Mẹ bỉm nằm than sau sinh
Quan niệm kiêng cữ sau sinh cho mẹ bỉm nằm than trước đây nhằm mục đích giúp mẹ giữ ấm, bụng nhanh xẹp lại. Thực tế, than cháy tạo ra nhiều khí CO2, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của trẻ nhỏ và mẹ. Trường hợp xấu có thể gây ngạt hay tử vong do hít khí CO2 quá nhiều. Bên cạnh đó, than nóng làm tăng nguy cơ bỏng hoặc cháy nổ.
Các mẹ muốn co hồi cơ bụng thì nên tìm hiểu các bài tập thể dục vận động phù hợp với thể trạng. Còn quan niệm nằm than sau sinh thì nên bỏ.
Kiêng khem ăn uống quá mức
Mẹ lo lắng mất sữa, lo hậu sản nên tìm hiểu các quan niệm kiêng cữ sau sinh quá cứng nhắc. Đến bữa ăn, mẹ bỉm phát ngán khi chỉ có chân giò, thịt kho mặn, cá đồng. Trong khi dinh dưỡng quyết định lớn đến quá trình sản xuất sữa mẹ và phục hồi cơ thể sau sinh. Vì vậy, chế độ ăn uống của mẹ bỉm sữa cần khoa học, hợp lý, đừng kiêm khem quá mức.
Thực đơn bữa cơm ở cữ của mẹ cần đa dạng thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm chất. Ngoài thịt cá thì mẹ nên ăn thêm rau xanh để tránh táo bón. Mẹ ăn thêm nhiều loại trái cây, uống nhiều nước, hạn chế ăn mặn.
Mẹ bỉm không cần ăn quá nhiều móng giò để kích thích sữa về. Bởi móng giò nhiều chất béo, mẹ ăn vừa ngán vừa gây tắc sữa. Thay vào đó, các mẹ cho con bú nhiều, bú đủ cữ kết hợp thêm sử dụng ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc hàng ngày. Tùy vào thể trạng từng mẹ mà từ 3 – 7 ngày sữa về dồi dào. Đồng thời gần 40 loại hạt thơm ngon, dinh dưỡng dễ uống không gây ngán, béo cho mẹ bầu. Ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc đã đồng hành với hàng triệu bà mẹ Việt trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Bó bụng sau sinh
Một trong những quan niệm kiêng cữ sau sinh mẹ nên bỏ là bó bụng ngay sau sinh. Các mẹ truyền nhau muốn lấy lại vòng eo sau sinh thì bó bụng chặt sớm. Tuy nhiên, bó bụng chặt, quá sớm thì làm chèn ép mạch máu ở vùng bụng sẽ ảnh hưởng đến việc lành sẹo và cản trở quá trình sinh hoạt.
Thay vì vội vàng bó bụng để lấy lại vóc dáng thì mẹ nên cho con bú đều đặn, ăn uống khoa học, tập thể dục nhẹ nhàng.
Sinh mổ không được đi lại
Sinh mổ, mẹ bỉm sẽ có vết mổ lớn ở bụng. Quan niệm của ông bà xưa là muốn vết thương nhanh lành thì mẹ phải nằm im, không được đi lại, tránh làm rách vết mổ. Tuy nhiên, sau sinh 2 – 3 ngày thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho các mẹ sinh mổ nên tập ngồi, đi lại chậm rãi, nhẹ nhàng, thực hiện các vận động nhẹ nhàng. Các hoạt động này vừa giúp vết mổ nhanh lành, giúp tử cung về đúng vị trí, tránh dính ruột…
Quan niệm kiêng cữ sau sinh được ông bà đúc kết từ hàng trăm năm sinh nở. Tuy nhiên, khi khoa học phát triển thì có những quan niệm không còn phù hợp. Các mẹ nên tìm hiểu, chắt lọc những quan niệm phù hợp để áp dụng cho bản thân. Đồng thời, mẹ bỉm đừng quá đặt nặng việc kiêng cữ khiến tinh thần mệt mỏi, stress nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC DINH DƯỠNG LẠC LẠC PLUS
QUY TRÌNH LÀM NGŨ CỐC BẦU LẠC LẠC PLUS
Sử dụng cùng lúc sữa mẹ và sữa công thức có tốt cho con?
Thực phẩm được chuyển hóa thành sữa mẹ thế nào?
Trẻ sơ sinh ăn gì nếu sữa mẹ chưa về?
Mẹ bỉm uống thuốc có ảnh hưởng thế nào đến sữa mẹ?
Sữa mẹ có hạn sử dụng không?
Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ?